Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Điều trị sỏi mật theo Đông y

Sỏi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật như: túi mật, ống mật...
Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏi mậtthường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật.
Các triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kích thước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kích động, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu...), thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường ảnh hưởng nhiều đến cơn đau tái phát.
Diễn tiến của bệnh
Diễn tiến bệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định.
Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vùng hạ sườn phải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặc bả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án). Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng; nếu nhiễm khuẩn thì sốt cao.
Người bệnh sốt cao hoặc vừa hoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Gan và túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết, chảy máu cam... (thường kèm theo viêm túi mật).
Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉ có thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn, miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật.
Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
Sỏi cholesterol thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độ cholesterol trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mật phần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vi khuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi.
Phương pháp siêu âm có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượng sỏi, chính xác trên 90%.


1 nhận xét: