Đó là bài thuốc chỉ dùng các loại hạt quen thuộc. Bên cạnh đó là “bài thuốc” cứu vào các huyệt cũng khá đơn giản...
Ông bà ta thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” để nhắc nhở chúng ta phải luôn biết bảo vệ giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức chống đỡ của bản thân trước các tác nhân gây bệnh. Vì nếu không thực hiện được như thế, một khi bệnh tật phát tác, không chỉ mệt mỏi về thể xác, tinh thần mà còn làm hao tốn của cải và nhiều hệ lụy khác.
Các thầy thuốc Đông y hay Tây y cũng thông qua nhiều cách khác nhau để khuyên bệnh nhân của mình như thế, những mong giúp cho họ có được sức khỏe tốt nhất có thể. Chuyện này được xem là bình thường. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại trong quá trình khám chữa bệnh, cũng có trường hợp bệnh nhân đóng vai trò chủ động, họ đem đến cho thầy thuốc chúng tôi những phương pháp chữa bệnh vừa lạ vừa không kém phần thú vị. Tôi xin kể về một trường hợp như thế xảy ra cách đây khá lâu. Đó là một buổi sáng, chính xác hơn là khoảng gần gần trưa của một ngày đầu tháng 3/1984. Phòng khám bắt đầu vãn vãn bệnh nhân, một bà cụ chừng hơn 70 tuổi, dắt theo một cô cháu gái khoảng mười lăm, mười sáu tuổi bước vào.
Để cụ nghỉ ngơi chừng mười lăm phút, tôi mới hỏi: “Thưa cụ, hôm nay cụ đến khám chắc thấy người khó ở chỗ nào ạ?”.
Bà cụ thong thả đáp: “Thưa thầy, già chẳng có bệnh gì cả, chỉ đến nhờ thầy giúp cho một chút thôi”.
Tôi lấy làm lạ, vì ở tuổi này đến gặp thầy thuốc thì chẳng thấy ai không bệnh. Theo phép tôi lại thưa: “Dạ, cụ cứ nói con xin nghe”.
Bà cụ khẽ xoay lưng về phía tôi rồi bảo đứa cháu vén cao lưng áo, còn tay bà thì vén cái ống quần lên đến ngang gối, rồi nói: “Thầy cứu giúp tôi chỗ mấy cái huyệt có sẹo ở lưng với một cái ở chân!”.
Đối với thầy thuốc Đông y chúng tôi thì không khó để nhận ra đó là cáchuyệt Phế du, Tâm du, Tỳ du, Thận du, Túc tam lý. Tôi lại càng tò mò hơn: “Dạ, ai chỉ cụ cứu sẹo mấy huyệt này? Trước đây cụ có bị bệnh gì không mà phải cứu đến có sẹo như thế?”.
Bà cụ nhìn tôi rồi vui vẻ giải thích: Già là người Hoa, năm nay đã 74 tuổi rồi. Nhưng hồi giờ chưa thấy bệnh gì cả. Còn bài cứu này, già nghe nói đã truyền lại mấy đời trong gia đình, chủ yếu là phòng bệnh, còn vì sao phải làm thế thì già cũng không rõ. Khi còn trẻ thì mẹ tự cứu cho, lớn lên thì nhờ các thầy lương y giúp. Nếu rảnh rỗi thì tuần cứu một lần, không thì một tháng vài lần. Ấy thế mà đến nay, già chưa bệnh đau hay phải uống thuốc gì. Làm nương rẫy, chẳng may có rách da chảy máu hay trùng độc cắn, vết thương cũng tự lành rất nhanh. Nói chung không phải phiền đến con cháu”.
Nghe bà cụ kể thế, tôi yên tâm rồi tiến hành cứu theo các huyệt như bà yêu cầu. Vừa cứu, vừa trò chuyện, tôi cố “điều tra” xem bà lão này còn dùng gì nữa không? Vì nếu chỉ có cứu thì sao mà hiệu quả thế?! Hỏi mãi rồi bà lão cũng “khai” ra. Số là, ngoài việc cứu định kỳ các huyệt, hằng ngày bà còn dùng một loại “thuốc tán gia truyền”, công thức như sau: hắc chi ma (mè đen), hoài sơn (củ mài), bạch biển đậu (đậu ván), hắc đậu (đậu đen), xích đậu (đậu đỏ), lục tiểu đậu (đậu xanh), mỗi loại đều 10g, rang cho đến vàng thơm, đem tán thành bột mịn trộn chung với nhau, ngày dùng 20g pha với mật ong hoặc đường mà uống. Uống thường ngày thấy răng tóc chắc khỏe, xương cứng cáp, da mịn hồng hào. Những lúc thời tiết thay đổi khắc nghiệt, làm việc nặng nhọc vất vả, nhờ bài thuốc này mà các thành viên trong gia đình bà đều vượt qua được hết, ai nấy đều khỏe mạnh.
Nhìn bà cụ 74 tuổi vẫn khỏe mạnh hoạt bát, minh mẫn, thần sắc vẫn tươi sáng như thế, tôi thầm nghĩ, kinh nghiệm tự bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta thật là phong phú và cũng không kém phần hiệu quả.
Kể lại câu chuyện này, chúng tôi chỉ muốn nêu vấn đề, còn việc đi sâu vào phân tích lý luận đối với phương pháp bảo vệ sức khỏe của bà cụ như thế nào, chúng ta xin chờ các chuyên gia, các nhà học thuật luận giải giúp. Điều khiến chúng tôi và chắc rằng nhiều bạn đọc băn khoăn, có chăng đó là ngày nay việc để lại sẹo trên cơ thể thường khó được chấp nhận, nhất là với phụ nữ. Nên thay vì cứu sẹo, chúng tôi nghĩ rằng còn rất nhiều lựa chọn khác về phương pháp cứu mà không gây sẹo cho bệnh nhân, chẳng hạn như cứu qua gừng, cứu qua muối… cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt. Còn đối với các thành phần trong bài thuốc tán thì rõ ràng đều có đặc điểm chung là giúp nâng đỡ hệ tiêu hóa, tăng độ thanh thải của can thận, bồi bổ cơ thể, cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần, qua đó giúp chống đỡ tốt hơn với những yếu tố bất lợi của ngoại cảnh có thể gây bệnh. Mong rằng, chúng ta có thể tìm hiểu và ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa
hãng bay eva
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
hãng korean airlines
đặt vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch