Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Chữa tăng huyết áp bằng từ quả bí ngô

Bí ngô còn gọi là bí đỏ, bắc qua, phục qua, oa qua... Quả có hình cầu hoặc hình trụ, chín có màu vàng cam và chia tách thành từng múi với nhiều hạt bên trong. Hạt dẹt, hình bầu dục có chứa tinh dầu.
Theo Đông y, quả bí ngô vị ngọt, tính ôn, có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu đờm, giảm đau, được dùng để chữa sưng viêm do côn trùng đốt... Ngoài ra, loại quả này cũng được xem là một thực phẩm bổ não, ăn thường xuyên sẽ giúp phòng bệnh viêm màng não. Hạt của quả bí ngô còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun. Nghiên cứu cho thấy trong quả bí ngô chứa nhiều vitamin A, B, C, E, D, PP và vitamin T tốt cho da và não bộ, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Loại quả này còn chứa nhiều chất xơ và đường tự nhiên, không gây béo phì, tốt cho hệ tiêu hóa. Do vậy, bí ngô là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu nếu muốn giảm cân. Ngoài ra, ăn bí ngô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất: sắt, kẽm giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và các huyết cầu tố, phòng ngừa bệnh thiếu máu và xơ vữa động mạch. Đặc biệt, quả bí ngô rất tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch và huyết áp vì chất peptit có trong bí ngô có tác dụng trung hòa và làm giảm lượng cholesterol, phục hồi các tế bào sản sinh insulin bị tổn thương, từ đó cải thiện lượng insulin trong máu.
Chữa tăng huyết áp bằng từ quả bí ngô
Quả bí ngô có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu đờm, giảm đau...
Những bài thuốc chữa bệnh từ bí ngô:
- Chữa bỏng lửa, nước sôi: Dùng ruột bí ngô đắp ngay vào vết bỏng. Hoặc nấu cao bằng thịt bí ngô để dành thoa vào vết bỏng, hoặc thái mỏng phơi khô tán thành bột mịn, khi sử dụng hòa tan chúng với lòng trắng trứng gà hay trứng vịt bôi vào vết bỏng.
Trị bệnh đái tháo đường: Người bị tiểu đường nên dùng bí ngô hàng ngày như các loại rau xanh khác, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột. Uống với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 6g, ngày 2-8 lần.
Tẩy giun: Dùng 50g hạt bí ngô tươi hay khô đối với trẻ em (người lớn 300g), giã nhuyễn hoặc xay bằng cối xay thịt, thêm ít nước đun sôi để nguội vắt lấy nước cốt, thêm với nửa chén nước cốt dừa khô (nạo nhỏ, vắt lấy nước cốt). Uống hết một lần vào buổi sáng khi bụng đói, giun sẽ bị say và thải ra ngoài.
Trị mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu mè đắp vào mụn nhọt.
Chữa bệnh tăng huyết áp: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng rồi hấp chín với đường phèn. Ngày ăn từ 2 - 3 lần.
Chữa phù thũng, bụng trướng nước, khó đi tiểu: Cuống quả bí ngô, sao vàng đem nghiền bột, khi dùng uống với nước nóng, ngày 3 lần, mỗi lần 1-2g.

Lưu ý: Người khi bị thấp khớp và bệnh sốt rét thì không nên ăn vì ăn sẽ bị đau thêm và vàng da.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y chữa ù tai - Kỳ II

Kỳ II: Món ăn và canh thuốc chữa bệnh ù tai
Bài 1: Ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 20g, gan gà 100g, hoa nhài 24 bông. Chế biến: gan gà rửa sạch cho vào bát cho thêm rượu, gừng, muối ướp một lúc. Ngân nhĩ rửa sạch cắt nhỏ, tẩm nước hoa nhài bỏ cuống rửa sạch cùng với câu kỷ cho vào bát. Tất cả cho vào nồi đun sôi, chín, vớt bọt cho tí rượu, nước gừng, muối, bột ngọt, rồi bắc nồi ra, rải hoa nhài lên là được. Ngày ăn một lần. Công dụng: bổ can ích thận, trị mắt kém, tai điếc, tai ù, lưng đau, gối mỏi, chóng mặt nhức đầu, da mặt đen sạm.
Đông y chữa ù tai - Kỳ II
Kỷ tử.
Bài 2: Ngân nhĩ 20g, đỗ trọng 20g, đường đỏ 50g, mỡ lợn vừa đủ. Ngâm ngân nhĩ một giờ, bỏ tạp chất, cắt đầu, cuống rồi cắt nhỏ. Đường hòa nước cho vào nồi đun cháy hơi vàng, cho đỗ trọng vào nồi thêm nước, nấu 20 phút, lọc nước để riêng; lại thêm nước lạnh vừa đủ, đun tiếp 20 phút, lọc lấy nước thứ hai. Gộp 2 lần nước cho vào nồi, thêm ngân nhĩ, đun nhỏ lửa, hầm cho chín nhừ, thêm nước đường và mỡ lợn là được. Ăn, uống canh trong ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh lưng gối, đau đầu mắt mờ, ù tai.
Bài 3: Đỗ trọng 20g, xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Xương lợn bổ đôi bỏ màng, gân, cắt miếng, tỏi, gừng, hành cắt nhỏ. Đỗ trọng cho vào nồi nấu nước. Lấy nước đỗ trọng cho vào xoong, thêm ít rượu, muối, đường và xương lợn vào hầm một lúc cho thấm, rồi đặt chảo lên bếp đun dầu sôi, cho xương và tiêu, hành, gừng, tỏi xào chín là được. Ăn trong ngày. Công dụng: bổ can, thận, hạ huyết áp, trị đau lưng, mỏi gối, ù tai, suy nhược cơ thể.
Bài 4: Hoàng kỳ 30g, đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, đại táo 10 quả, thịt lợn nạc 100g. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi hầm cùng với thịt lợn thật nhừ, bỏ bã hoàng bá và đương quy; cho gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư bổ can thận, sáng mắt, tai hết ù.
Bài 5: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống lợn 500g, đại táo 4 quả, đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương lợn chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, cho gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn hằng ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh gân cốt, mắt sáng, tai thính.
Bài 6: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày. Công dụng: tư âm, bổ thận, sơ phong, thanh can, giáng áp, tai hết ù.
Bài 7: Nước gừng 1g, nước hành 3g, thạch xương bồ 20g, cỏ kim bồn 20g, giã nát thạch xương bồ và cỏ kim bồn vắt lấy nước hòa đều với nước gừng, nước hành, lấy nước đó nhỏ vào tai, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
Đông y chữa ù tai - Kỳ II
Đỗ trọng.
Bài 8: Sữa dê 500ml, sơn dược (hoài sơn, củ mài) 30g, đường vừa đủ. Sơn dược sao hơi vàng, tán bột mịn, sữa đun sôi, cho sơn dược và ít đường vào khuấy đều, chớm sôi là được. Ngày một thang, chia 2 lần sáng tối, uống nóng. Công dụng: ích khí bổ âm, nhuận vị, bổ thận, trị các chứng miệng khát, họng khô, lưng mỏi, gối đau, váng đầu, ù tai, tiểu ngắn mà vàng.
Bài 9: Gan bò 100g, câu kỷ tử 15g, gan bò rửa sạch, thái mỏng, chần qua nước sôi. Câu kỷ tử rửa sạch cho vào túi vải bỏ vào nồi nước đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 30 phút, vớt túi câu kỷ tử ra, rồi đun lại tới sôi, cho gan bò vào đun tiếp cho chín gan. Ăn gan, hạt câu kỷ và uống nước canh. Công dụng: trị các chứng do can thận hư như ù tai, váng đầu, đau lưng, gối mỏi.
Bài 10: Thịt vịt 200g, hải sâm 50g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt vịt rửa sạch bỏ ruột, thái nhỏ; hải sâm ngâm nở, rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi đất cùng thịt vịt, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 2 giờ, thịt chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công dụng: bổ can thận, ích âm, dưỡng huyết, trị váng đầu, ù tai.
Bài 11: Hạch đào nhân (quả óc chó) 30 – 50g, hạt dẻ 30 – 50g, đường trắng vừa đủ. Hạt dẻ sao chín, bóc vỏ, giã nát cùng với hạnh đào nhân, cho đường trộn đều, hòa nước sôi uống. Công dụng: bổ thận tinh, trị thận khí bất túc, các chứng thận hư như tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, tóc khô, di tinh, xuất tinh sớm.
Bài 12: Cật hươu 2 quả, thịt lợn nạc 250g, nước luộc thịt, gia vị. Cật dê ngâm nước nóng 10 – 12 giờ, nước nguội thì thay nước nóng vài lần, bóc màng bọc trong ngoài, gân chằng, rửa sạch, thái từng thỏi. Thịt lợn rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra, thái thỏi, cho thịt và cật vào nồi, cho nước luộc thịt, đun tới chín nhừ, cho gia vị, hạt tiêu bột, hành là được. Ăn làm 2 bữa sáng và tối. Công dụng: bổ thận tráng dương, thông nhĩ, trị thận hư, tai ù, điếc.
Bài 13: Sa uyên tử 12g, bong bóng cá 15 – 30g, dầu lạc, muối vừa đủ. Sa uyển tử rửa sạch, cho vào túi vải; bong bóng cá thái nhỏ, cho hai thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, nấu kỹ, cho dầu lạc, gia vị vào là được. Ăn bóng cá, uống canh. Công dụng: bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, sáng mắt, tai ù, tai nghễng ngãng, thận hư, lưng đau, tiểu đêm nhiều.

Bài 14: Cháo rễ rau cần: Rau cần cả rễ 120g, gạo lức 150g. Hai thứ trên đãi rửa sạch đổ vào nồi, cho 2 lít nước đun to lửa cho sôi, sau chuyển lửa nhỏ nấu thành cháo. Ngày ăn một lần, ăn liền 3 – 4 ngày. Công dụng: trị ù tai.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y chữa ù tai - kỳ I

Kỳ I: Biện chứng luận trị và day bấm huyệt chữa ù tai
Người cao tuổi thường bị ù tai, điếc tai, tai nghễnh ngãng. Tai là khiếu bên ngoài của thận thuộc về kinh túc thiếu âm. Sách Linh khu nói: “khí của thận thông lên tai, thận điều hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu bể tủy không đủ thì long óc, ù tai”. Não là bể của tủy. Ngoài ra hỏa của can bốc lên cũng làm ù tai.
Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.
Tai ù thì nghe như tiếng ve kêu hoặc nhỏ hoặc to; khi mệt quá hoặc giận dữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư, có thực; hư thì thấy có triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế; thực thì có cả các hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng. Mạch huyền.
Tai điếc phần nhiều do tai ù lâu mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài. Tai điếc cũng có chứng hư, chứng thực khác nhau, còn chứng trạng kèm theo cũng giống như tai ù.
Người già tai điếc là vì tinh khí không đủ, phần nhiều do hạ nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm bị hỏa nhiễu động lấp thanh khiếu.
Sau đây là những bài thuốc thường dùng để trị chứng bệnh này.
Ngũ linh tả từ hoàn: Địa hoàng 12g, phục linh 10g, đơn bì 8g, ngũ vị tử 8g, trạch tả 6g, sơn thù 8g, sơn dược 8g, từ thạch 4g, nước 800ml sắc còn 200ml, uống ấm. Nếu làm hoàn thì tăng liều lượng gấp 3 – 4 lần tán bột hòa với mật ong giã nhuyễn viên như quả táo. Ngày uống 2 lần sáng và tối với nước ấm, mỗi lần uống 2 viên.
Đông y chữa ù tai - kỳ I
Phục linh.
Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g, tán nhỏ hòa với tủy xương sống lợn và mật ong làm viên bằng hạt táo. Ngày uống 2 lần sáng tối với nước ấm, mỗi lần 2 viên.
Bổ cốt chỉ hoàn: Để chữa hạ nguyên hư tổn nên cần ôn bổ thận dương. Thuốc: từ thạch 4g, thục địa 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, nhục quế 4g, thỏ ty tử 10g, xuyên tiêu 6g, bổ cốt chỉ 12g, bạch tật lê 8g, hồ lô ba 8g, đỗ trọng 12g, bạch chỉ 8g, xương bồ 8g, nước 600ml sắc còn 200ml uống ấm sáng tối. Nếu làm hoàn thì tăng liều lượng, tán nhỏ hòa mật ong làm viên bằng hạt táo, ngày uống 2 viên vào sáng và tối với nước ấm.
Hà xa đại tạo hoàn: Dùng cho người già tai điếc. Thuốc: tử hà xa (nhau thai) 1 cái, đảng sâm 24g, thục địa 24g, đỗ trọng 24g, ngưu tất 24g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, quy bán 20g, hoàng bá 16g, phục linh 20g, giã nhuyễn làm hoàn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 10g, uống với nước ấm.
Nếu do hỏa của can đởm nhiễu động thì nên thanh can, tá hỏa. Dùng 2 bài: sài hồ thanh can tán và long đởm tả can thang.
Sài hồ thanh can tán: Sài hồ 12g, sinh địa hoàng 12g, xích thược 10g, ngưu bàng tử 8g, đương quy 12g, liên kiều 8g, xuyên khung 10g, hoàng cầm 8g, sinh chi tử 10g, thiên hoa phấn 8g, phòng phong 8g, cam thảo tiết 4g. Sắc uống trong ngày.
Long đởm tả can thang: Long đởm thảo 8g, hoàng cầm 10g, mộc thông 12g, xa tiền tử 10g, đương quy 12g, sinh địa 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, trạch tả 10g, sơn chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.
Day bấm huyệt chữa ù tai: Chữa ù tai các huyệt thường dùng để day bấm chữa ù tai là: huyệt thích cung, huyệt nhĩ môn, huyệt thích hội ở tai, huyệt quan xung, dịch môn, trung chỉ ở bàn tay.
Đông y chữa ù tai - kỳ I
Ngũ vị tử.
Huyệt thích cung: Ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há.
Huyệt thính hội: Ở phía trước dưới nắp tai, phía trước rãnh dái tai, huyệt ở chỗ lõm khi há miệng.
Huyệt nhĩ môn: Khi há miệng huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước khe trước vành tai và hơi chếch lên trên mỏm lồi cầu xương hàm dưới.
Huyệt quan xung: Ở mé trụ ngón tay đeo nhẫn cách góc móng tay 0,1 tấc về phía sau.
Huyệt dịch môn: Cách 0,5 tấc kẽ ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út .
Huyệt trung chữ: Về phía mu tay, giữa các đốt xương bàn tay 4 và 5 ở chỗ lõm phía sau khớp xương bàn tay ngón tay.

Chú ý: Khi ấn các huyệt nên dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ với lực vừa thỏa đáng cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Hằng ngày nên day bấm các huyệt trên nhiều lần mỗi lần 5 – 6 phút là được.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bài thuốc trị chứng đau lưng

Đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống, là một trong những chứng bệnh thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân đau lưng là do hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau; Mặt khác do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.
Đau lưng bao gồm nhiều chứng trạng khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp sau đây:
Đau lưng do hàn thấp hoặc lao động quá sức:
Biểu hiện: đau lưng đột ngột, hai thăn thịt cứng lại do mang vác quá nặng hoặc do thay đổi tư thế mạnh, đột ngột, ngoài đau dữ dội còn không cúi được, có khi ho, thở, vận động nhẹ cũng đau, không vặn mình được.
Bài thuốc: khương hoạt 16g, độc hoạt 16g, cao bản 10g, phòng phong 12g, cam thảo 6g, xuyên quy 16g, quế chi 6g, cốt toái bổ 16g, tế tân 4g. Quế chi cạo bỏ vỏ, cam thảo chích. Các vị trên sắc với 1.800ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. uống ấm, chia đều 4 phần, uống trong ngày.
Do thận quá suy tổn:
Biểu hiện: Đau lưng âm ỉ, liên miên, vận động đau tăng, kèm theo ù tai, hoa mắt, tóc bạc sớm. Nếu đau lâu ngày đứng ngồi đau tăng kèm theo đau đầu, người mệt mỏi; có thể di tinh, liệt dương, mạch trầm tế.
Nếu thiên về thận âm hư dùng bài: Hồ tiềm hoàn gồm: hoàng bá 20g, tri mẫu 20g, thục địa 100g, quy bản 40g, thược dược 40g, trần bì 15g, ngưu tất 40g, hồ hĩnh cốt 40g, tỏa dương 20g, đương quy 60g, dương nhục 60g. Dương nhục sấy khô giòn. Các vị còn lại (trừ thục địa) sao giòn, tán bột mịn, chưng với mật ong tan đều. Trộn lẫn với bột thuốc trên nhào, nghiền đều. Viên hoàn bằng hạt ngô sấy ở nhiệt độ từ 50-60oC đến khô. Ngày uống 80g, chia làm 4 lần, ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Nếu thiên về thận dương hư dùng bài: Kim quỹ thận khí hoàn: hoài sơn 40g, trạch tả 30g, đan bì 30g, sơn thù 40g, bạch linh 30g, thục địa 80g, quế chi 10g, hắc phụ tử 10g. Quế chi cạo bỏ vỏ. Các vị hoài sơn, trạch tả, đan bì, bạch linh, quế chi, hắc phụ tử sao giòn, tán mịn. Sơn thù, thục địa trưng sôi nghiền tinh, trộn với bột thuốc trên, mật hoàn vừa đủ, viên nhỏ bằng hạt ngô. Sấy khô 50-60oC. Ngày uống 90g chia làm 3 lần.
Có thể kết hợp thuốc đắp ngoài:
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và và 4. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 4: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 5: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trị đái tháo đường bằng đông y

Trong những năm gần đây, đái tháo đường và các biến chứng của nó đã và đang có xu hướng gia tăng và thực sự đã trở thành mối lo ngại trên phạm vi toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu những nét cơ bản nhất về Đông y trị liệu đái tháo đường để độc giả có thể tham khảo.
Khái niệm
Trị đái tháo đường bằng đông y
Hải sâm.
Biểu hiện chủ yếu của đái tháo đường người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh. Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang).
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Theo cổ nhân, tiêu khát phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như bẩm thụ tiên thiên bất túc, ẩm thực bất điều (ăn uống bất hợp lý), tình chí thất điều (yếu tố tâm thần kinh), ngoại cảm lục dâm (yếu tố môi trường, nhiễm khuẩn), cửu phục đan dược (dùng thuốc bất hợp lý), trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (tửu sắc và lao lực quá độ)... Các nguyên nhân này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm rối loạn công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là ba tạng: tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát.
Nguyên tắc trị liệu
- Điều trị toàn diện, nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Toàn diện nghĩa là: (1) trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác; (2) sử dụng tổng hợp các biện pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc, thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh...
- Biện chứng luận trị, nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác... của từng người bệnh mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp.
- Chú ý vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh... Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất”: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên.
Phương pháp cụ thể
Có thể chia làm hai biện pháp lớn là dùng thuốc và không dùng thuốc
Dùng thuốc: Thường theo 3 phương thức biện chứng luận trị, chuyên bệnh chuyên phương và vận dụng kinh nghiệm dân gian.
- Biện chứng luận trị: Tùy theo từng thể bệnh mà lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Ví như: với thể táo nhiệt thương phế biểu hiện bằng các triệu chứng phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, họng khô miệng táo, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô... thì chọn dùng bài thuốc Tăng dịch thừa khí thang gia giảm; với thể thận âm khuy hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, tiểu tiện nhiều lần, đầu choáng mắt hoa, tai ù, tai điếc, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, họng khô, miệng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ không có rêu... thì chọn dùng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm, với thể tỳ hư đàm trệ biểu hiện bằng các triệu chứng người béo trệ, hay chướng bụng, ăn kém, chậm tiêu, đầu nặng, tay chân rã rời, lưỡi bệu có vết hằn răng... thì chọn dùng bài thuốc Hoắc phác hạ linh thang gia giảm...
Trị đái tháo đường bằng đông y
Mướp đắng.
- Chuyên bệnh chuyên phương: Là phương pháp sử dụng một bài thuốc cố định dùng chung cho tất cả các thể bệnh, cũng có thể gia giảm nhưng số lượng không nhiều. Ví như: Ở Trung Quốc, các nhà y học cổ truyền đã nghiên cứu và xây dựng hàng chục phương thuốc trị liệu tiểu đường khác nhau như: tiêu khát linh, thủy điệt tam hoàng thang, giáng đường tụy phúc khang, phức phương tam tiêu thang, ích khí tư thận thang, sinh tân ngọc dịch cao, giáng đường kháng niêm phương, bối qua ẩm, ích nhân đường, giáng đường ẩm II... Thực chất, đây là phương pháp trị liệu theo phương thức “biện bệnh luận trị”.
- Vận dụng kinh nghiệm dân gian: Đây là phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví như: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên... sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng... ép lấy nước uống hằng ngày; dùng con gián hoặc cương tàm sao vàng tán bột uống...

Không dùng thuốc: Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh... Ví như, chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm...; thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà...; có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo nhị phấn trư đỗ, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bài thuốc trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một tình trạng phổ biến, trong đó áp lực của máu đối với thành động mạch cao và có thể gây ra vấn đề sức khỏe như bệnh tim. Bệnh khó nhận biết, chỉ phát hiện qua đo huyết áp (chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg). Có khi huyết áp dao động nhiều, người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hồi hộp, mất ngủ, hay quên... Nếu không được điều trị, sau một thời gian bệnh diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
Bài thuốc trị tăng huyết áp
Biểu hiện của tăng huyết áp rất âm thầm, chủ yếu được phát hiện qua đo huyết áp.
Tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng “huyễn vựng” của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền là do tinh thần căng thẳng lâu ngày, lo nghĩ tức giận khiến can khí uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn lên đầu; do ăn uống không điều độ, nhiều đồ béo ngọt, uống nhiều rượu sinh đờm trọc làm trở ngại kinh lạc; do nội thương hư tổn, lao động nhiều hoặc tuổi cao thận yếu, can không được nuôi dưỡng khô nóng, nội phong dễ động. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Tăng huyết áp do can hỏa cang thịnh: Người bệnh đau đầu chóng mặt, mặt và mắt đỏ, lưỡi đỏ miệng đắng, buồn bực hay kinh sợ, đại tiện bí, tiểu vàng tiểu dắt, mạch huyền. Dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm 12g, hoàng cầm 8g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, đương quy 8g, cam thảo 2g, chi tử 12g, xa tiền tử 6g, sài hồ 8g, sinh địa hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Tăng huyết áp do âm hư dương cang: Người bệnh chóng mặt, đau đầu, nặng đầu, ù tai, buồn bực hay quên, lòng bàn tay và vùng tim nóng, lưỡi trắng, mạch huyền tế sác. Phép chữa là bổ âm tiềm dương. Dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 32g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, đan bì 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g. Các vị tán bột mịn, trộn đều, luyện với mật làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2-3 lần. Uống với nước đun sôi để nguội hoặc cho thêm chút muối. Hoặc sắc uống ngày 1 thang.
Tăng huyết áp do âm dương đều hư:
Do âm hư: Người bệnh chóng mặt, đau nặng đầu, ù tai, buồn bực, hay quên, lòng bàn tay và vùng tim nóng, miệng khô họng ráo, lưỡi trắng, mạch huyền tế sác. Dùng bài Lục vị gia giảm: thục địa 30g, hoài sơn 18g, sơn thù 14g, bạch linh 14g, đan bì 12g, trạch tả 12g, tri mẫu 14g, quy bản 12g, mẫu lệ 12g, bạch tật lê 12g, táo nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc làm hoàn uống như bài trên.
Do dương hư: Người bệnh đau đầu chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối, chân và lưng lạnh, ngủ ít hay mơ, đêm đi tiểu nhiều, hay run, lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền tế. Dùng bài Thận khí hoàn gia giảm: thục địa 32g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, đan bì 12g, phụ tử 6g, quế chi 12g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 1-2 lần, uống với nước nóng hoặc thêm một chút muối. Có thể sắc uống ngày 1 thang.
Tăng huyết áp do đàm thấp ủng thịnh: Người bệnh đau đầu chóng mặt, nặng đầu hồi hộp, đầy bụng, ăn ít, thường nôn ra đờm dãi, lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt. Phép chữa là khử thấp hóa đờm. Dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm: bán hạ chế 8g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, thiên ma 8g, quất hồng 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang (thêm gừng tươi 2 lát, táo 2 quả) chia 2 lần.

Ngoài ra, hằng ngày người bệnh có thể dùng một trong các vị sau rửa sạch, sắc nước uống: tầm gửi cây dâu, lộc vông, câu đằng, sắn dây, mã đề, hạt muồng, cam thảo đất, hoa cúc vàng loại nhỏ (kim cúc), mỗi vị 20-30g.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y

Bệnh trĩ phát sinh do tình trạng phồng giãn và sung huyết đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành một hay nhiều búi trĩ; tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ sung huyết của đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài mà phân thành trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh hay gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên và người cao tuổi. Ở Việt Nambệnh trĩ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao từ 30-35% dân số, đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu bệnh hậu môn trực tràng.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y
Hoa đẳng sâm.
Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi sinh ra bệnh, được tập trung vào 4 nhóm chính:
- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.
- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
- Các nguyên nhân khác:
Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...
Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.
Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.
Người mắc bệnh trĩ có các biểu hiện lâm sàng:
Chảy máu:
Đặc điểm: Chảy máu tươi khi đại tiện, tự cầm khi kết thúc cuộc đi ngoài.
Chảy máu là biểu hiện sớm nhất, hay gặp nhất, hình thức chảy máu và số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.
Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.
Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn...
Trĩ có nhiều thể khác nhau, được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ biến chứng:
Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra.
Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa khác nhau:
Thể thấp nhiệt ở đại tràng
Triệu chứng: Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.
Bài thuốc: Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ hư không nhiếp huyết
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y
Bạch truật.
Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một thang.
Thể khí hư hạ hãm
Triệu chứng: Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.
Bài thuốc: Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phòng và chữa gan nhiễm mỡ bằng Đông y

Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào. Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
Phòng và chữa gan nhiễm mỡ bằng Đông y
Sài hồ.
- Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn): + Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết): xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động. Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm. Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa... Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động. Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại. Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu. Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng; tập thở sau khi đã vận động cơ bắp; hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em... Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Đông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Phòng và chữa gan nhiễm mỡ bằng Đông y
Atiso.
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317