Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Đông y chữa chứng tỳ âm hư

Biểu hiện của chứng tỳ âm hư trước hết là ăn uống kém, bệnh nhân không muốn ăn hoặc ăn vào không tiêu, nôn khan, có khi nấc, vị thống cồn cào, miệng khô mà nhạt, đại tiện khô rắn hoặc không có rêu lưỡi, hoặc rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
Chứng tỳ âm hư là âm huyết, tân dịch của tạng tỳ bất túc, trên lâm sàng thường gọi chứng tỳ âm hư, cũng có khi gọi là tỳ huyết bất túc, hay tân dịch của tỳ bất túc. Tỳ âm hư là do tỳ huyết hao tổn, hỏa bốc lên, tỳ hư mà vẫn nhiệt. Như vậy, chứng tỳ âm hư trên thực tế là chứng âm hư dương cang của tạng tỳ, phần nhiều do mệt nhọc quá sức mà sinh bệnh. Chứng tỳ âm hư thường gặp trong các chứng: vị thống, thổ nục, tiện huyết, tiện bí...
Biểu hiện của chứng tỳ âm hư trước hết là ăn uống kém, bệnh nhân không muốn ăn hoặc ăn vào không tiêu, nôn khan, có khi nấc, vị thống cồn cào, miệng khô mà nhạt, đại tiện khô rắn hoặc không có rêu lưỡi, hoặc rêu lưỡi vàng, mạch tế sác. Trong chẩn đoán cần phân biệt với chứng vị âm hư, đại tràng tân dịch suy, chứng tâm tỳ huyết hư.
ngoc truc
Ngọc trúc.
Chứng vị âm hư: Tỳ với vị một tạng, một phủ, là gốc của hậu thiên, tỳ ưa táo mà ghét thấp, ngược lại vị nhuận mà ghét táo. Trong thực tế vị không thể thiếu dương khí, tỳ không thể thiếu âm dịch. Nếu âm, dương táo thấp thích hợp với tỳ vị thì công năng thu nạp của vị và công năng vận hóa của tỳ mới bình thường được. Vị có khí hư, âm hư khác nhau, tỳ cũng có khí hư, âm hư do đó khi chẩn đoán phải chú ý phân biệt một cách cụ thể.
Chứng đại tràng tân dịch suy tổn: Chứng đại tràng tân dịch suy tổn chủ yếu là đại tiện táo bón, thường gặp ở người cao tuổi tân dịch kém, hoặc phụ nữ sau khi sinh ra nhiều huyết, hoặc thời kỳ cuối của bệnh phụ thuộc nhiệt chứng. Ngoài táo bón đại tiện bí kết thường thấy lưỡi đỏ, ít tân dịch, rêu lưỡi vàng nhưng không có triệu chứng của tỳ âm hư như ăn kém, cồn cào, nấc...; cơ thể không gầy còm, miệng ráo họng khô, mạch sác, như vậy không có triệu chứng của tỳ âm hư hỏa vượng.
Chứng tỳ huyết hư: Chứng tỳ âm hư bao gồm cả tỳ huyết hư và tân dịch của tỳ bất túc. Nếu do buồn phiền mà tỳ huyết hư thì tâm không được nuôi dưỡng, thường xuất hiện các chứng như hồi hộp, hoảng sợ, mất ngủ, hay quên, chứng tỳ huyết hư là do mệt nhọc, suy nhược mà tạo nên tâm huyết tỳ huyết đều hư, tâm mất đi sự nuôi dưỡng thường ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, mệt mỏi, đoản hơi, mặt vàng...
Tùy theo nguyên nhân của thể bệnh mà Đông y dùng bài thuốc thích hợp.
Do tỳ âm hư xuất hiện chứng vị thống: Nguyên nhân do tỳ dương bất túc, thủy cốc không vận hóa được, tỳ âm hư thủy cốc không tiêu hóa được. Biểu hiện là bụng đau cồn cào, yết hầu khô ráo, khát nước tâm phiền, thường có nôn khan hoặc nấc, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
Cây bồ hoàng.
Dùng bài thuốc “Sa sâm mạch đông thang”: sa sâm 12g, bạch biển đậu 8g, mạch môn 12g, tang diệp 6g, ngọc trúc 8g, chích thảo 4g, thiên hoa phấn 8g. (Tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp). Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Do tỳ âm hư sinh ra huyết chứng: Nguyên nhân là do tỳ âm hư, hỏa vượng, tỳ mất đi sự thống nhiếp nên huyết chảy ra ngoài kinh mạch. Biểu hiện là khạc ra huyết, huyết chảy ra tích trong vị, tân dịch khô, mạch tế sác.
Dùng bài thuốc “Mạch đông dưỡng vinh thang”: nhân sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 4g, tri mẫu 8g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, trần bì 12g, chích thảo 4g. Có thể thêm a giao trâu 12g, bồ hoàng 8g. Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày.
Nếu do tỳ kinh hỏa vượng, môi miệng khô, đại tiện bí kết, mạch hoạt thực dùng bài “Tả tâm thang”: gia đương quy 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, thiên hoa phấn 12g, mạch môn đông 8g, chỉ xác 4g, bồ hoàng 8g, chích thảo 4g.
Nếu do tỳ âm hư không nhiếp huyết, ăn uống kém, ngủ không yên, hồi hộp, người mỏi mệt dùng bài “Quy tỳ thang”.
Do tỳ âm hư sinh ra chứng tiện bí: Nguyên nhân do vị mạch, tỳ yếu, ước thúc tân dịch không phân bố ra, chỉ dồn xuống bàng quang mà sinh ra bệnh. Biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, đại tiện bí kết.
Dùng bài thuốc “Ma tử nhân hoàn”: ma tử nhân 16g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 8g, hậu phác 8g, hạnh nhân 6g. Tùy chứng có thể  gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y chữa chứng sa trực tràng

Sa trực tràng Đông y gọi chứng thoát giang là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, tại vùng hậu môn trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: Sau các bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc trung khí hư hạ hãm...
Nguyên nhân chủ yếu do sau khi bị bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc sau đẻ trung khí hư gây ra hạ hãm làm cho trực tràng sa xuống khỏi vị trí và giãn to dần ra sau mỗi lần đại tiện, lâu ngày sa giãn càng nhiều khó có khả năng tự co vào được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện. Bệnh nặng không thể ấn vào bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây khó chịu.
Chứng trạng và phép chữa
Giai đoạn đầu (độ 1)
Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được, hoặc lên xuống thất thường, khi thấy người mệt mỏi thì trực tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
Phương pháp điều trị:
Bổ trung ích khí thăng đề.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g.
Cách bào chế: Hoàng kỳ mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống, đương quy tửu tẩy, trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Châm tả các huyệt: bách hội, đại chùy, khúc trì, đản trung, đại tràng du, thạch môn.
Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, huyết hải.
Giai đoạn thứ 2 (độ 2, 3)
Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, không tự co lên được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Bệnh nặng không thể ấn vào bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.
Phương pháp điều trị:
Bổ trung ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, thương truật 10g, hoàng bá 10g, ngũ bội tử 10g. Hoàng kỳ tẩm mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy, thương truật tẩm nước gạo vi sao; trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc  1 thang, uống chia đều 3 lần.
Châm tả các huyệt: nhị bạch, bách hội, thính cung, trường cường, hợp cốc.
Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, khúc trì, huyết hải, đại tràng du, quan nguyên.
Châm cứu tốt nhất vào giai đoàn đầu.
Lưu ý:
- Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn.
- Luyện tập thời gian đi đại tiện ngày 1 lần theo thời gian nhất định, tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả.
Chữa trị các nguyên nhân gây táo bón hoặc kiết lỵ.
Vị trí huyệt cần tác động:
- Bách hội: Cách đường chân tóc phải sau 7 tấc, tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai.
- Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng.
- Khúc trì: Chỗ lõm đầu ngoài nếp khuỷu. Tại điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch với mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay, khi khuỷu tay hơi co lại.
- Đản trung: Điểm giữa đường nối hai núm vú. Xác định huyệt khi bệnh nhân nằm ngửa.
- Đại tràng du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 41,5 tấc về phía ngoài.
- Thạch môn: Dưới rốn 2 tấc, trên đường giữa bụng.
- Nhị bạch: Thẳng phía trên điểm giữa lằn chỉ cổ tay, cách 4 tấc ở cả hai mé của gân cơ gan tay lớn; 2 huyệt nằm ở tay trái và 2 huyệt nằm ở tay phải; tất cả gồm 4 huyệt.
- Thính cung: Ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há.
- Trường cường: Tại điểm giữa đường nối đầu mút xương cụt và hậu môn; xác định huyệt khi bệnh nhân nằm sấp hoặc nằm phủ phục.
- Hợp cốc: Ở giữa xương đốt bàn tay 2, phía quay; ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón trỏ kẹp sát nhau.
- Túc tam lý: Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn.
- Nội quan: Trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc.
- Tam âm giao: Trên mỏm mắt cá trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.
- Huyết hải: Cách bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong.
- Quan nguyên: Dưới rốn 3 tấc, trên đường giữa bụng. Xác định huyệt khi bệnh nhân nằm ngửa.
TTND.BS. Trần Văn Bản (Trung ương Hội Đông y Việt Nam)

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Bài thuốc cổ phương trị cảm phong hàn

Phong, hàn là hai thứ trong lục khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Phong là gió, chủ khí về mùa xuân; hàn là lạnh, chủ khí về mùa đông. Cảm mạo phong hàn là cơ thể cảm nhiễm phải tà khí phong hàn. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể không thể thích nghi kịp, tà khí (phong, hàn) sẽ thừa cơ xâm nhập cơ thể mà sinh ra bệnh.
Bài thuốc cổ phương trị cảm phong hàn có tên Quế chi thang trị cảm phong hàn gồm: bạch thược 120g, cam thảo 80g, đại táo 12 quả, quế chi 120g, sinh khương 120g.
Cách dùng: Các vị thuốc trên cho vào 6 bát nước sắc lấy 3 bát, cho bệnh nhân uống một bát đắp chăn nằm, mồ hôi ra dâm dấp cho ăn một bát cháo loãng nóng, thế là đạt yêu cầu. Không cần uống thêm nữa. Nếu lần thứ nhất mồ hôi chưa ra thì cho uống lần thứ hai.
Quế chi là vị thuốc chính trong bài Quế chi thang.
Trong bài lấy quế chi làm quân. Quế chi vị cay, tính ấm, cay có tác dụng tán hàn tà, ấm cơ thể, làm cho dương khí mạnh lên để làm cho vệ khí mạnh (vệ khí là chính khí bảo vệ bên ngoài phủ tạng, da thịt) bạch thược vị chua tính lạnh, vị chua để liễm mồ hôi, lạnh đi vào âm (bên trong) để ích dinh (huyết) để làm thần cho quế chi (trong bài thuốc Đông y có quân, thần, tá, sứ), vừa cố biểu vừa thanh lý để cho ra mồ hôi nhẹ; Sinh khương có vị cay để giúp cho quế chi giải cơ biểu; đại táo có vị ngọt để giúp cho bạch thược hòa huyết ở bên trong; cam thảo vị ngọt tính bình có khả năng làm cho trong ấm, ngoài êm để điều hòa trung khí của tỳ vị, cũng đồng thời điều hòa giữa biểu và lý (bên trong và bên ngoài), có chức năng điều hòa các vị thuốc.
Trong bài lấy sự tương tu (cân bằng) của quế chi, bạch thược. Lấy sự tương đắc của đại táo sinh khương, nhưng phải có cam thảo để điều hòa âm dương khí huyết. Đó là cương nhu cùng giúp nhau để dẫn đến êm hòa. Nhưng sự tinh tế của nó là sau khi uống thuốc 15 phút phải ăn một bát cháo loãng nóng để giúp sức với thuốc. Bởi vì bên trong có khí cốc (khí của ngũ cốc) không những dễ tạo ra mồ hôi mà còn làm cho tà khí đã nhập bên trong không thể luẩn quẩn mà phải thoát ra bên ngoài theo mồ hôi, cũng là cách làm cho ra mồ hôi chút ít, không được ra đầm đìa làm tổn thương tân dịch. Phương thuốc này là đỉnh cao của các phương thuốc giải cảm, có tác dụng vừa phát hãn, vừa giải cơ, vừa điều hòa dinh vệ khí huyết, dùng trong các chứng trúng phong hàn, mạch phù nhược, tự ra mồ hôi mà biểu không giải đều dùng bài này để chữa.
Bài thuốc này chỉ dùng cho người lớn, khỏe mạnh. Nếu dùng cho người cao tuổi, người sức khỏe yếu thì dùng 1/10 liều lượng trên. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, trẻ vị thành niên dùng l/10 liều lượng như người cao tuổi.
Nếu gia thêm vị hoàng cầm gọi là bài Dương đán thang gồm: quế chi 10g, bạch thược 10g, cam thảo 10g, đại táo 12 quả, sinh khương 10g, hoàng cầm 6g. Để điều trị chứng cảm phong hàn người lúc nóng lúc lạnh, sợ gió, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan, đau vùng gáy, mạch phù. Cách dùng: Sắc với 1.200ml nước lấy 800ml chia 4 lần uống trong ngày.
Nếu cho bạch thược và sinh khương liều cao, gia thêm nhân sâm có tên là Quế chi tân gia thang để điều trị chứng dinh biểu (khí huyết) hư hàn, tay chân và cơ thể đau nhức mỏi...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y trị bệnh liệt dương



Dương nuy còn gọi là bệnh liệt dương, ngày nay thường được gọi là trở ngại chức năng cương cứng hay rối loạn cương, chỉ việc đàn ông không thể đạt được hoặc không thể duy trì sự cương cứng dương vật để tiến hành giao hợp.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, liệt dương là do thận hư vì cho rằng "thần tàng tinh", "thận chủ sinh sản". Chức năng thận bình thường quyết định sự phát huy bình thường của chức năng sinh lý nam giới và chức năng bình thường của thận lại phụ thuộc vào sự nhịp nhàng, cân đối của các tạng phủ khác. Y văn cổ đã chỉ rõ: "Giữ thân câu sinh nhi thiên thân tử" (có cùng lúc với cơ thể, song lại suy thoái, trước cơ thể) và  sự suy thoái là do "kỳ sự thâm đa, nghi vô khoan lễ (sử dụng rất nhiều nhưng không biết chăm sóc) và do thái quá     "thốt nhi bạo dục, bất đãi kỳ tráng, bất nhẫn kỳ nhiệt, thi cố cực thương” (đã hết sức mà lại còn làm mạnh, không đợi nó khỏe lên, không chờ nó nóng vì thế mà mau chóng thương tổn).
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra liệt dương mà phân ra làm 2 loại biến hóa bệnh lý mang tính chất khí chất và phi khí chất, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp mang tính chất hỗn hợp, có cả 2 nguyên nhân là khí chất và phi khí chất.
Bệnh liệt dương mang tính khí chất phải kể đến các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân mạch máu: Trở ngại dẫn lưu tĩnh mạch, động mạch cung cấp máu không đủ, dò động mạch và tĩnh mạch.
- Nguyên nhân về thần kinh: Tổn thương cột sống, u cột sống, tổn thương đĩa đệm, tổn thương xương chậu.
- Rối loạn nội tiết: Bệnh tiểu đường, biến hóa bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên, suy chức năng tuyến sinh dục nguyên phát, hội chứng Addsion, tăng năng tuyến giáp, giảm năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến thượng thận.
- Do sử dụng thuốc: Thuốc chống giao cảm trung khu thần kinh (Captopril), thuốc ức chế thần kinh (Impramin, doxepin, metapramion), thuốc trầm uất (haloperidol, diazephan).
- Các bệnh tật mang tính khí chất khác: Viêm tiền liệt tuyến, hẹp bao quy đầu, sưng bìu dái.
Biện pháp trị bệnh
Để điều trị bệnh liệt dương phải giải quyết hài hòa giữa các yếu tố khí chất và phi khí chất kết hợp với thể dục, dưỡng sinh, môi trường... Các chuyên gia y học hiện đại và y học cổ truyền đều thống nhất 10 cách dưới đây để khắc phục liệt dương ở nam giới.
1. Tiết chế tình dục: Tuỳ theo tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh sống... phải đảm bảo sinh hoạt tình dục phù hợp, không thái quá, không bất cập.
2. Điều hòa trạng thái tâm lý, sống vui vẻ, lạc quan, tránh buồn bực, lo nghĩ.
3. Giữ tâm trí ổn định: Sống thuỷ chung, tránh tâm lý "đứng núi này trông núi nọ".
4. Thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
5. Tránh thủ dâm.
6. Từ bỏ những đam mê có hại, ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, ma túy.
7. Phải phòng bệnh và điều trị bệnh kịp thời khi có bệnh.
8. Thận trọng trong sử dụng thuốc, nhất là không được lạm dụng, kể cả thuốc bổ.
9. Thể dục đều đặn và hợp lý phù hợp với lứa tuổi tình trạng sức khỏe.
10. Thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như cơ thể.
Thuốc và ăn uống có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh liệt dương.

Một số loại thức ăn, thuốc tân dược, đông dược chữa bệnh liệt dương.

* 500g thịt chó, thái thành miếng, nêm vào nồi hương, tiểu hồi hương, vỏ quế, thảo quả, gừng tươi và muối với lượng thích hợp cho vào nồi hầm nhừ, ăn thịt và nước hầm khi còn nóng ấm. Dùng cho trường hợp bệnh liệt dương do tỳ thận dương hư, 10 - 15 ngày nên ăn một lần. Ăn 4 - 6 lần.
* Cho 10 quả trứng chim cút vào nồi, luộc chín, bóc vỏ. Cho 15g câu kỳ tử, 15 g thỏ tỷ tử cùng 10 quả trứng cút đã bóc vỏ rồi thêm 400ml nước, đun sôi trong 20 phút. Lấy trứng chim cút ăn và chắt nước uống. Món này có tác dụng bồi bổ can thận, dùng chữa bệnh liệt dương do can thận hư.
* Lấy 250g thịt dê rửa sạch, thái miếng cho 400ml nước vào đun cho nhỏ lửa tới nhừ, khi thịt dê đã nhừ cho thêm 25g tôm nõn, 5 lát gừng tươi, muối ăn vừa đủ, đun thêm 10 phút, bắc ra ăn nóng. Món này có tác dụng bổ trợ thận dương. Dùng cho bệnh liệt dương do thận hư, thường xảy ra ở người già.
Cũng có thể dùng một số bài thuốc nam kinh nghiệm chữa bệnh liệt dương có hiệu quả dưới đây:
Bài 1: Hẹ 30g , sà sàng tử 16g , câu kỷ tử 15g, thỏ ty tử 10g.
Cho vào 400ml nước đun sôi kỹ lấy 250ml thuốc uống trong  ngày. Uống liên tục 7-10 ngày. Thuốc có tác dụng tốt cho trường hợp liệt dương hư suy.
Bài 2: Quả bầu nậm 12g, nhị sen 8g, ba kích thiên 15g.

+ Chế biến và cách dùng: Các vị thuốc trên đều phơi hay sấy khô, ba kích thiên thì bỏ lõi, tất cả cho vào  nồi sắc kỹ, chắt lấy 250ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang, cần uống 15 thang.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Đông y trị mụn trứng cá


Nhân trần.
Trứng cá, đông y gọi là phấn thích là chứng bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì cả nam và nữ, bệnh còn gặp ở thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ, bệnh ở hệ thống bì phu tấu lý nhưng có liên quan mật thiết tới nội tạng. Hình thái lâm sàng đa dạng, tuỳ theo nguyên nhân mà có các biểu hiện lâm sàng ở một vùng hoặc cả mặt, mức độ dày mỏng khác nhau, liên tục hay từng đợt, bệnh dai dẳng. Bệnh tuy không nặng ít ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý xã hội do đó người bệnh cần được điều trị.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo chức năng tạng phủ phế chủ bì mao, có công năng tuyên phát, việc bài xuất độc tà ra ngoài bằng đường phế vệ là công năng của phế. Khi phong nhiệt kết tụ ở phế được đưa đến bì phu tấu lý mà không truyền tống ra ngoài được lưu chú lâu ngày thành những mụn ung ngay tại tấu lý.
Đầu mặt là nơi hội tụ của các kinh dương (Đầu mục chư dương chi sở hội). Phong nhiệt thuộc dương tính thăng phù, kinh dương minh lên mặt vòng qua má, môi nên khi bị phong nhiệt hay gây bệnh tại vùng mặt. Tấu lý bị bế tắc làm phong nhiệt không bài xuất được tiếp tục thành ung làm cho bệnh dai dẳng khó khỏi dứt.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh tùy theo từng thể.
Thể phế kinh phong nhiệt
Triệu chứng: Phấn thích đỏ, sưng, nóng, đau, có mụn mủ ngứa, khó chịu, cảm giác buồn ngứa trên mặt; tiểu tiện vàng sẻn; Chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng. Mạch phù sác.
Phương pháp điều trị: Sơ phong, tuyên phế, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Tỳ bà thanh phế ẩm:
Nhân sâm 10g, tỳ bà diệp 12g, hoàng liên 8g, tang bạch bì 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 6g. Các vị trên + nước 1.500ml, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần.
Thể trường vị thấp nhiệt
Triệu chứng: Phấn thích đỏ sưng, bì phu trơn nhầy, nổi sẩn nhiều cục dầy có khi thành từng mảng, có mụn mủ, chán ăn, bụng đầy, đại tiện táo, tiểu vàng sẫm; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt. Mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, hoá thấp, thông phủ.
Bài thuốc: "Nhân trần cao thang gia giảm":
Nhân trần 24g, chi tử 16g, thiên hoa phấn 12g, đại hoàng 12g. Các vị trên + nước 1600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần.
Thể xung - nhâm thích phấn
Triệu chứng: Phấn thích lúc đầu chỉ mọc ở hai gò má sau lan nhanh ra cả mặt, nhiều, dày, chân cứng. bệnh tăng giảm hoặc khỏi theo chu kỳ hoặc bệnh lý của kinh nguyệt. Bệnh kéo dài, sắc da xạm kém tươi nhuận. Mạch huyền hoạt.
Phương pháp điều trị:  Sơ can, hoạt huyết, thông kinh, khứ ứ.
Bài thuốc: "Huyết phủ trục ứ thang gia giảm":
Đương quy 12g, sinh địa 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 08g, chỉ xác 10g, xích thược 10g, sài hồ 12g, cam thảo 06g, cát cánh 10g, xuyên khung 12g, ngưu tất 10g, thiên hoa phấn 12g. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần.
Phòng bệnh và hộ lý
Chú ý giữ gìn vệ sinh da. Xoa nhẹ da mặt hàng ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả. Chữa trị các nguyên nhân như rối loạn kinh nguyệt, thống kinh...

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Đông y trị béo phì

YHCT cho rằng béo phì đa phần là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên; nguyên nhân thường có liên quan đến bẩm tố tiên thiên, do ăn nhiều cao lương mỹ vị, đồ ăn béo ngọt, nằm nhiều, ngồi nhiều, ít vận động.
Theo Y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù phì nhân, nhục nhân; bệnh đã được nêu ra từ rất sớm trong các tác phẩm Tố vấn - Thông bình hư thực luận, Linh khu - Chương vệ khí thất dưỡng đều cho rằng béo phì đa phần là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên; nguyên nhân thường có liên quan đến bẩm tố tiên thiên, do ăn nhiều cao lương mỹ vị, đồ ăn béo ngọt, nằm nhiều, ngồi nhiều, ít vận động.

Cát cánh.
Ngoài ra, bệnh còn do ngoại cảm thấp tà nhập lý thâm nhập vào tạng phủ và do nội thương thất tình ảnh hưởng đến công năng các tạng phủ: tỳ, thận, can, đởm. Đặc biệt là công năng thăng thanh giáng trọc của tỳ bị ảnh hưởng, chất thanh không được thăng, trọc chất không giáng hết nên không thể hóa sinh tinh huyết một cách chính thường để phân bố các chất tinh vi sung dưỡng cho toàn thân mà biến thành đàm thấp tích tụ lại ở cơ nhục bì phu mà gây béo phì; thận khí không đủ, không thể hóa khí hành thủy, trợ tỳ kiện vận, thông điều thủy đạo mà thấp trọc nội kết tràn ra bì phu gây béo phì.
Các phương pháp điều trị
Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm gồm phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ, ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Tỳ thận dương hư, can đởm thất điều, không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, mạch đạo không lợi, do đó bệnh thường kết hợp với khí trệ hoặc huyết ứ. Vì vậy, béo phì trên lâm sàng đa phần là do bản hư tiêu thực; bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.
Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm gồm bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù, chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm gồm xích linh 10g, mạch môn đông 12g,  trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g,  mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.
Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm gồm phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g,  mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm gồm sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
Bài thuốc: Dị công tán gia giảm gồm đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g  , trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm gồm sơn tra 20g, thần khúc 12g,  mạch nha 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao, lâm sàng biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.
Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm gồm phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g, trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện trên lâm sàng: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.
Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm gồm tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, béo phì thường phát sinh với tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành... do đó càng làm nhanh quá trình lão hóa và tử vong. Một số các vị thuốc đã được nghiên cứu có hiệu quả tốt trong hạ mỡ máu như: sơn tra, hà thủ ô, trạch tả, quyết minh tử, đại hoàng, linh chi, hổ trượng, tam thất, bồ hoàng, hồng hoa, đan sâm, nữ trinh tử, sung úy tử, địa long, hà diệp, ngọc trúc, tang ký sinh, mạch nha, cát căn, uất kim, nhân trần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phương thuốc thanh nhiệt giải độc

Thanh nhiệt giải độc là những phương thuốc trị các chứng nhiệt độc thịnh, ung nhọt, đinh nhọt, phát ban, nóng sốt. Trên nguyên tắc là sử dụng các dược vật có công năng tả hỏa,

Bạch cương tàm.
Thanh nhiệt giải độc là những phương thuốc trị các chứng nhiệt độc thịnh, ung nhọt, đinh nhọt, phát ban, nóng sốt. Trên nguyên tắc là sử dụng các dược vật có công năng tả hỏa, giải độc để lập thành phương như hoàng liên giải độc thang; phổ tế tiêu độc ẩm; tả tâm thang; thanh ôn bại độc ẩm.
Sau đây xin dẫn cụ thể những phương trị liệu ấy để tham khảo và chọn lựa áp dụng cho thích hợp khi cần thiết.
Hoàng liên giải độc thang: Hoàng liên 8-12g, hoàng bá 8-12g, hoàng cầm 8-12g, chi tử 8-12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.  Tác dụng tả hỏa giải độc.
Trong phương: hoàng liên là chủ dược, tác dụng tả hỏa ở tâm và trung tiêu. Hoàng cầm tả hỏa ở thượng tiêu, hoàng bá tả hỏa ở hạ tiêu. Chi tử hỗ trợ thông tả hỏa ở tam tiêu. Khi hợp 4 vị này sẽ công hiệu tả hỏa và giải độc thêm mạnh. Phương này thích hợp cho các chứng hỏa nhiệt thịnh ở tam tiêu.
Gia giảm: Nếu uất nhiệt vàng da, gia nhân trần, đại hoàng, làm tăng cường tiêu ứ giải độc. Song đối với ung nhọt, đinh độc giã nát đắp tại chỗ hoặc gia các vị giải độc khác kết hợp. Phương cũng có thể sử dụng trị chứng huyết độc, kiết lỵ, viêm phổi thuộc chứng hỏa độc thịnh. Với các chứng xuất huyết như thổ huyết, chảy máu cam, phát ban có huyết nhiệt cần gia các vị lương huyết. thanh nhiệt như huyền sâm, sinh địa, đơn bì, mao căn...
Cần lưu ý: Dùng thuốc trên để trị chứng nhiệt độc thịnh là chính vì các dược vật đều mang tính hàn, vị đắng nên dễ làm thương tổn tân dịch, do đó cần thận trọng với người có tổn thương tân dịch hoặc cần gia các dược vật tư âm thanh nhiệt.
Phổ tế tiêu độc ẩm: Phương có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán tà. Được sử dụng trị chứng ung nhọt ở đầu mặt, bệnh quai bị, viêm amidal cấp, mà có biểu hiện sốt sợ lạnh, mồm khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng pha vàng, mạch phù sác hoặc trầm sác có lực. Phương gồm hoàng cầm (tẩm rượu sao) 12-20g, hoàng liên 12-20g, trần bì 6-8g, huyền sâm 6-8g, bản lam căn 4-8g, ngưu bàng tử 4-6g, cương tằm 4-6g, sài hồ 8-12g, cam thảo 6-8g, liên kiều 4-8g, mã bột 4-6g, bạc hà 4-6g, thăng ma 4-6g. Các vị tán bột trộn mật làm hoàn hoặc sắc uống với liều gia giảm, ngày 1 thang, chia 3 lần. Lưu ý có phương không có bạc hà, có phương có nhân sâm 10g, có phương có đại hoàng.

Trong phương hoàng cầm và hoàng liên là chủ dược, tác dụng thanh tả nhiệt độc ở thượng tiêu đầu mặt. Huyền sâm, mã bột, bản lam căn, cát cánh, cam thảo thanh giải nhiệt độc ở đầu họng. Trần bì lý khí sơ thông ứ trệ; thăng ma. Sài hồ thăng dương, tán hỏa dẫn dược đưa lên đầu mặt.
Gia giảm: Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn, gia xuyên luyện tử, long đởm thảo để can nhiệt; kết hợp dùng rượu hạt gấc bôi ngoài rất tốt. Khí hư, người mệt mỏi, gia đảng sâm, để bổ khí. Táo bón, gia đại hoàng để tả nhiệt thông tiện.
Tả tâm thang: Đại hoàng 6g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Phương có công hiệu tả hỏa, giải độc, trừ thấp, trị chứng tâm, vị hỏa thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam, táo bón, hoặc tích nhiệt ở tam tiêu, mắt đỏ, mồm lở, hay ung nhọt, thấp nhiệt, vàng da, ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác có lực.
Thanh ôn bại độc ẩm: Phương tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm. Dùng trị tất cả chứng hỏa nhiệt mà biểu hiện sốt cao, nóng bứt rứt, khát nước, nôn khan, đầu đau như búa bổ, hốt hoảng nói sảng hoặc phát ban nôn ra máu, chất lưỡi đỏ thẫm, mồ hôi, mạch trầm tế, hay trầm sác hoặc phù đại sác. Gồm sinh thạch cao 40-80g, sinh địa hoàng 16-20g, tê giác 2-4g, cát cánh 8-12g, huyền sâm 8-16g, đơn bì 8-12g, chi tử 8-16g, tri mẫu 8-12g, cam thảo 4-8g, hoàng cầm 8-12g, hoàng liên 4-12g, liên kiều 8-12g, trúc diệp tươi 8-12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần (thạch cao sắc trước, tê giác tán bột mịn uống với nước thuốc).

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317