Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Chữa viêm da dị ứng thời tiết với cây sông chua

Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho). Thường dùng chữa ho gà, hoàng đản (vàng da), sốt rét, kiết lỵ, tiểu tiện buốt, khí hư, ...
Cây sông chua hay còn gọi là rau sông chua dây, rau má ngọ, thuộc họ rau răm. Là loại cây sống lâu năm có thân mọc bò hay leo, có nhánh nhẵn mang gai quặp xuống. Lá hình tam giác, mép lá nguyên hay có gai, phía dưới làm thành bẹ rộng bao quanh thân. Hoa mọc thành bông ngắn ở ngọn, cũng có bẹ chìa như lá; cuống dài và có gai nhọn; hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt. Quả có 3 rãnh dọc, khi chín màu đen. Mùa ra hoa tháng 6 - 8; quả tháng 9 - 10. Cây mọc hoang ở khắp những nơi ẩm thấp,
Để làm thuốc có thể dùng toàn cây. Dùng tươi hoặc phơi, sấy, khô.
Chữa viêm da dị ứng thời tiết với cây sông chua
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Hỗ trợ điều trị xơ gan: Sông chua 20g, nhân trần 15g, kim tiền thảo 10g, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g, đại phúc bì 10g, hoàng liên 6g, thổ phục linh 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Chữa viêm da đầu do tăng tiết bã nhờn: Sông chua 100g, lá thông đuôi ngựa 30g; tất cả rửa sạch, thái nhỏ. Đun nước để gội đầu. Cách ngày gội 1 lần.
Bài 3: Chữa ho gà: Sông chua 30g, rửa sạch, cắt khúc, sao với rượu, rau diếp cá 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, đun còn 200ml, thêm chút đường chia ra 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Bài 4: Chữa phù do viêm thận mạn: Sông chua 20g, hạt bí đao 15g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20g, xa tiền tử 15g, bạch mao căn 20g, hải kim sa 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc 250ml nước, chia ra 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 5: Chữa viêm da dị ứng thời tiết: Sông chua 30g, dã cúc hoa 30g, cỏ seo gà 20g. Tất cả rửa sạch, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước, cho ra bát. Cho tiếp 500ml nước sắc còn 150 nước, trộn 2 nước vào chia 3 lần uống trong ngày. Cho tiếp 500ml nước vào thuốc sắc còn 300 ml nước dùng để rửa chỗ da bị tổn thương. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Bài 6: Hỗ trợ điều trị trĩ (giai đoạn đầu, mới mắc): Sông chua 30g, lòng lợn 100g. Lòng lợn làm sạch, ướp gia vị cho vừa, xào qua, cho sông chua, đổ nước ngập hầm nhừ lên ăn trong bữa cơm. Cách ngày ăn một lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Lương y Hữu Đức

Ma hoàng - Vị thuốc chữa hen suyễn

Ma hoàng có tên khoa học là Herba Ephedrae, là bộ phận trên mặt đất phơi khô của nhiều loại ma hoàng: thảo ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, trung ma hoàng. Thân lá cây ma hoàng được dùng làm thuốc trị hen, giải cảm phong hàn. Rễ ma hoàng dùng làm thuốc thu liễm.
Ma hoàng - Vị thuốc chữa hen suyễn
Ma hoàng.
Theo YHCT, ma hoàng có vị cay, tính ấm, qui vào kinh phế, bàng quang, thuốc có tác dụng phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái, lợi tiểu tiêu phù, ôn tán hàn tà. Để chữa các chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà..., có thể lựa chọn một trong các bài thuốc sau đây:
Bài “Tam ảo thang” trị ho suyễn: ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài “Ma hạnh thạch cam thang gia vị”: ma hoàng 8g, hạnh nhân 8g, cam thảo 8g, bách bộ 8g, thạch cao 20g, cát cánh 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài “Tiểu thanh long thang”: ma hoàng 8g, bạch thược 12g, quế chi 8g, can khương 8g, bán hạ chế 6g, chích cam thảo 8g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chú ý: Không dùng đối với chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp.

   BS. Thái Hà

Chữa ngứa da ở người cao tuổi

Theo Đông y, nguyên nhân của chứng ngứa da vào mùa đông nhất là ở người cao tuổi chủ yếu là do âm hư huyết táo, huyết hư sinh phong, sinh ngứa. Do đó, trong việc phòng chống rất cần phải dưỡng huyết nhuận táo, khu phong bằng các biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng một số bài thuốc đơn giản.
Bài 1:  Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 15g, đan sâm 20g, phòng phong, kinh giới, bạch tật lê mỗi thứ 10g sắc uống hàng ngày. Nếu kèm theo khí hư, mệt mỏi gia 25g hoàng kỳ; nếu có cảm giác buồn bã chân tay gia 30g thảo quyết minh sống. Phương  này có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo khu phong trị ngứa. Mỗi ngày sắc uống một thang, mỗi thang sắc 3 lần, chia uống sáng, trưa và chiều, bã thuốc sắc lại lấy nước rửa chỗ ngứa.
Chữa ngứa da ở người cao tuổi
Sinh địa
Bài 2:  Dạ giao đằng 50g, khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, kinh giới 30g, hoa tiêu 5g. Nếu ngứa nhiều gãi bật máu và đau rát có thể gia thêm 15g mẫu đơn bì. Phương này có tác dụng thanh nhiệt, khu phong trị ngứa. Sắc uống mỗi một thang, bã thuốc sắc lại lấy nước rửa chỗ ngứa mỗi ngày 1-2 lần.
Ngoài ra có thể sử dụng  bài thuốc dùng ngoài:
Bài 1: Vỏ chuối tiêu với một lượng vừa phải sắc lấy nước thấm vào khăn bông rồi chườm vào chỗ ngứa hoặc dùng mặt trong của vỏ chuối đắp trực tiếp vào chỗ ngứa.
Bài 2:  Lấy vỏ quýt giã nát cho vào trong cốc, đổ nước sôi và chế thêm một chút muối. Trước khi dùng thuốc, gãi chỗ ngứa cho đến khi xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ thì dừng, dùng bông vô trùng chấm nước thuốc bôi vào chỗ ngứa trong khoảng 20 phút, sẽ có cảm giác đau rát nhưng hết rất nhanh. Mỗi ngày làm như vậy 2 lần.
Mùa đông thời tiết giá lạnh, việc bài tiết của tuyến nhờn dưới da gặp khó khăn và điều này lại càng làm cho lớp da của người già thêm khô. Người già thường sức chịu rét kém, khi trời vừa trở lạnh là mặc nhiều quần áo khiến cho quá trình hô hấp bình thường của da gặp khó khăn. Tình trạng ngứa da, nhất là khi đêm ngủ đắp chăn thường thấy ngứa ở tay, vai hoặc đùi, sau đó lan rộng đến toàn thân và càng gãi thì lại càng ngứa nhiều, thậm chí phải gãi tới mức da bị xây xát mà rớm máu.
Chữa ngứa da ở người cao tuổi
Đương quy.
Trong thời gian dùng thuốc cần ăn uống thanh đạm, tránh các đồ ăn thức uống cay nóng như hạt tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, cari, rượu…, cũng không nên ăn các loại thịt cá rán, nướng... và các loại thủy sản như tôm, cua, ốc, hến... Không nên dùng nước tắm quá nóng và không nên tắm quá nhiều lần, khi tắm càng không nên dùng xà phòng. Nên mặc các loại quần áo tơ lụa hoặc sợi bông nguyên chất, các loại sợi hóa học dễ tạo ra cảm giác ngứa.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Cỏ mật cá giải độc

Cỏ mật cá còn có tên khác là mật đất, thằm ngăm đất, sản đắng, người Thái gọi là co kham đin... thuộc họ hoa mõm sói. Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm, phân rất nhiều nhán. Lá mọc đối, có khía răng, cuống dài, có rìa cánh. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang dẹt, nằm trong đài còn lại, trông giống con hến. Hạt hình trụ, màu vàng, hơi thắt ở giữa. Toàn cây có vị rất đắng, do đó có tên là “mật đất” hay “mật cá”. Mùa hoa quả vào tháng 9 - 11. Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, ở khắp các miền rừng núi nước ta.
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa hạ; phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô mát để sử dụng dần.
Cỏ mật cá giải độc
Cỏ mật cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa kém ăn, mất ngủ: Cỏ mật cá, bá tử nhân (trắc bách diệp), hạt táo chua (lấy nhân sao già), hoài sơn, hạt sen, mạch môn mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Chữa đau bụng do giun: Cỏ mật cá 30g, bỏ gốc, rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sôi, đun nhỏ lửa còn 150ml nước đặc, uống lúc đói bụng, dùng liền 3 ngày.
Bài 3: Ăn uống khó tiêu, tăng cường tiêu hóa: Cỏ mật cá sao cho thơm 100g, rượu trắng 1 lít, đường hay mật ong 300g. Cho cỏ mật cá vào bình, đổ rượu, mật ong vào ngâm, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm trong 15 ngày trở lên. Mỗi ngày uống 1 chén con (khoảng 20ml) trước bữa ăn cơm.
Bài 4: Chữa tiểu tiện sẻn đỏ do nhiệt: Cỏ mật cá tươi, chừng 1 nắm (khoảng 20 - 30g), sắc nước uống trong ngày. Rửa sạch, đổ 700ml nước đun nhỏ lửa còn 250ml nước đặc, uống lúc đói bụng, dùng liền 10 ngày.
Bài 5: Chữa thiếu máu, người mệt mỏi, kém ăn (có thể dùng cho sản phụ sau sinh): Cỏ mật cá 10g, sâm đại hành 10g, nghệ vàng 20g. Mật cá rửa sạch cho 800ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml; sâm đại hành và nghệ vàng thái nhỏ, sấy khô, tán bột, uống cùng với nước sắc cỏ mật cá. Ngày 1 lần, trước ăn 30 phút, dùng liên tục 7 - 10 ngày.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Đông y trị ho

Mùa đông, tiết trời lạnh khiến rất nhiều người bị ho gây khó chịu, mất ngủ. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Chính vì vậy, mùa đông nếu bị nhiễm lạnh và hàng ngày nếu ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn. Tùy thuộc từng thể trạng mà có bài thuốc thích hợp.
Đông y trị ho
Tía tô.
- Nếu ho do phong hàn: Với triệu chứng người bệnh sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng bài thuốc: Tía tô 20g, lá xương xông, lá hẹ mỗi vị 12g, kinh giới, gừng tươi mỗi vị 8g. Tất cả rửa sạch đổ 600ml nước, sắc lấy 200ml. Chia ra uống làm 2 lần, uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
- Nếu ho do phong nhiệt: Với biểu hiện người bệnh sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng bài thuốc: Kim ngân 16g,  lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g. Tất cả rửa sạch đổ 600 ml nước, sắc lấy 200 ml. Chia ra uống làm 2 lần, uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Đông y trị ho
Kim ngân hoa
- Nếu ho phế âm hư: Ho khan không có đờm, họng khô, đau người mệt mỏi. Dùng bài thuốc sau:  Rau má 20g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12g;  quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Tất cả rửa sạch đổ 500 ml nước, sắc lấy 200 ml; chia ra uống làm 2 lần, uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
- Nếu ho do tỳ dương hư: Người bệnh ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng bài thuốc sau:
Bài 1: Vỏ quýt phơi khô sao, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8g. Tất cả rửa sạch đổ 600 ml nước, sắc lấy 200 ml. Chia ra uống làm 2 lần, uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
Đông y trị ho
Mật ong, gừng.
Bài 2: Vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam) mỗi loại từ 10g, ô mai 3 quả, mật ong 30g. Tất cả để vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày. Dùng liền trong 1 tuần.
Ngoài dùng các bài thuốc trên về mùa này cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, và nên dùng các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh do mưa nhiều để duy trì cân bằng thân nhiệt. Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, thường xuyên súc miệng nước muối để hạn chế bệnh nặng thêm. Nếu áp dụng các bài thuốc trên không hiệu quả cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Bạch cương tàm (con tằm) chữa di mộng tinh

Ngoài ra, vị thuốc quý này còn được dùng để chữa liệt dương, bổ huyết, khí hư trắng...
Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết thường được sấy khô dùng làm thuốc, gọi là bạch cương tàm, còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng
Bạch cương tàm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ở nước ta có nhiều nơi nuôi tằm. Người ta lấy những con tằm tự nhiên bị bệnh chết cho vào vôi sấy khô là được. Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị thuốc quý.
Bạch cương tàm dài chừng 3,5cm, đường kính 5mm, hình cong queo, bề ngoài màu trắng bẩn (hoặc màu nâu, hơi lốm đốm trắng); chất cứng nhưng giòn; khi bẻ đôi, vết bẻ có màu xanh nâu, mùi nặng, vị hơi đắng. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều bệnh của trẻ em như: kinh giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng, xuất huyết não, cổ họng sưng đau, liệt dương, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Trong Đông y, tằm là một vị thuốc bổ.
Đông y cho rằng bạch cương tàm vị mặn cay tính bình. Quy kinh Can phế. Thành phần chủ yếu gồm Ammonium oxalate, chitinase, beauverician, asparagine, fibrinolysin. Phân tích chung thì trong bạch cương tàm có chừng: 67,44% chất protid; 4,38% chất béo; 6,34% tro và 11,34% độ ẩm.
Con tằm
Con tằm
Dưới đây là cách trị bệnh từ thuốc bạch cương tàm:
Vết đen sạm trên mặt: bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này sẽ mất dần.
Thiên đầu thống: bạch cương tàm 4 - 8g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh thoảng uống cùng với nước hành.
Viêm amiđan cấp tính: bạch cương tàm 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Tất cả trộn đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5g, sinh khương 5g, sắc với ít nước (đã hòa tan 2g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm.
Chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ ít sữa: theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh. Dùng tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200g, lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500g, vừng đen 300g, mật ong vừa đủ để làm viên. Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 500C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 800C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1 - 2 giờ với nước gừng, tỉ lệ một phần gừng, hai phần nước (gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và rây thành bột mịn.
Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá. Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn. Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không dính tay là được. Viên thành viên độ 1g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10 - 20g, trẻ em 5 - 10g. Uống sau mỗi bữa ăn, dùng liền trong một tháng.
Chữa đái buốt do chứng lậu: mỗi lần uống 8g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.
Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: lấy bột ngài tằm hòa với mật ong, bôi vào trong mồm.
Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20g. Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.
Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 - 10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml.
Chú ý: chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.
Trị chứng phong nhiệt đau đầu co giật dùng “Gia vị Tang cúc ẩm”: cương tàm 6g, tang diệp 10g, cúc hoa, câu đằng, hoàng cầm đều 10g, sắc uống. Chu sa 1g hòa nước thuốc uống.
Hay “Bạch cương tàm tán”: cương tàm 6g, toàn phúc hoa 8g, mộc tặc thảo 6g, tế tân 3g, tang diệp, kinh giới đều 12g, cam thảo 4g sắc uống, hoặc tán bột mịn; mỗi lần 6 - 10g, ngày uống 2 - 3 lần.
Trị viêm hầu họng sưng đau, mất tiếng: bạch cương tàm 6g, khương hoạt 10g, xạ hương 0,01 - 0,03g tán bột trộn với nước gừng uống.
Trị đau nửa đầu (thiên đầu thống): cương tàm tán nhỏ hòa với nước chè uống. Có khi uống với cùng với nước lạnh.
Trị động kinh: dùng nhộng tằm khử mỡ chế thành phiến. Mỗi lần uống 0,9 - 1,5g, ngày 3 lần, trẻ nhỏ giảm liều. Trị 100 ca động kinh (nguyên phát 46 ca, co giật triệu chứng 54 ca). Theo dõi 2 tháng đến 2 năm, kết quả 26 ca không tái phát, lên cơn ít và nhẹ 51 ca, tỉ lệ có kết quả 77% (báo cáo của Trần Kiến Gia, Báo Giang Tô Trung Y dược 1976).
Liều dùng và chú ý: liều thường dùng: 3 - 10g. Thuốc tán mỗi lần uống 1 - 1,5g. Tán phong nhiệt thường dùng sống, còn thường thuốc được sao chế để dùng.
Bạch cương tàm, toàn yết, ngô công đều là thuốc trị phong thường dùng nhưng cương tàm tức phong kém hơn. Cho nên trên lâm sàng gặp trường hợp phong do can phong, nhẹ dùng phối hợp với toàn yết, trường hợp nặng nên thêm cả ngô công và toàn yết phối hợp. Cương tàm vừa trừ được nội phong vừa tán được ngoại phong và hóa đàm tán kết nên dùng cho chứng phong đàm là thích hợp. Qua thực tiển lâm sàng có thể dùng cương nhộng thay cho bạch cương tàm.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Bài thuốc chữa chứng chảy máu

Chảy máu là một triệu chứng do nhiều bệnh và nhiều nguyên nhân gây ra.Chảy máu có thể ở những vị trí khác nhau, ở các tạng phủ khác nhau của cơ thể. Sau đây là một số bài thuốc chữa theo từng nguyên nhân.
Chảy máu do cơ địa dị ứng, nhiễm khuẩn nhiễm độc gây rối loạn thành mạch. Phép chữa là thanh nhiệt chỉ huyết.
Bài thuốc chữa chứng chảy máu
Kim ngân
Do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạch: Y học cổ truyền gọi là huyết nhiệt, hay gặp ở các chứng chảy máu cam vô căn ở người trẻ, chảy máu dưới da kiểu Sholain henoch... Phép chữa là lương huyết chỉ huyết (gồm các thuốc thanh nhiệt lương huyết và các thuốc lương huyết chỉ huyết). Dùng bài: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g, cỏ nhọ nồi 20g, hoa hòe 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Do nhiễm khuẩn gây sung huyết, chảy máu: Hay gặp ở các bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ amíp, viêm đường tiết niệu. Phép chữa là thanh nhiệt chỉ huyết bằng các thuốc thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp phối hợp với các thuốc lương huyết chỉ huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, trắc bá diệp 12g, hoa hòe 12g, cỏ nhọ nồi 16g, chi tử sao 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng bá 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g, hoa hòe 12g, tỳ giải 16g, mộc thông 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa chứng chảy máu
Huyền sâm.
Do nhiễm khuẩn nhiễm độc gây rối loạn thành mạch: Hay gặp ở bệnh truyền nhiễm, ho ra máu do lao, chảy máu chân răng. Phép chữa là lương huyết chỉ huyết, tư âm chỉ huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Chữa ho ra máu do lao: sa sâm 16g, mạch môn 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g, thạch hộc 12g, huyền sâm 12g, a giao 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Chữa chảy máu do bệnh truyền nhiễm: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, đan bì 8g, sừng trâu 12g, xích thược 8g, đan sâm 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Chữa chảy máu chân răng: hoàng liên 12g, thăng ma 12g, ngọc trúc 12g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, trắc bá diệp 12g, thiên môn 16g, thạch cao 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chảy máu do sang chấn đụng giập, trĩ, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu do sỏi tiết niệu, rong kinh rong huyết cơ năng... Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết (khứ ứ chỉ huyết) bằng các thuốc hoạt huyết cầm máu hoặc hành khí. Dùng một trong các bài:
Bài 1: tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dư 8g, bách thảo sương (muội đen ở đáy nồi do rơm rạ và củi cây đốt cháy) 6g, bồ hoàng sao 8g, ngó sen sao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: bạch thược 8g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, huyền hồ sách 8g, bồ hoàng 8g, ngẫu tiết 8g, huyết dư 8g, địa du 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: tam thất 4 - 8g một ngày, sao đen tán bột.
Chảy máu kéo dài do giảm tiểu cầu, thiểu năng tạo máu của tủy xương, nội tiết, huyết tán, xơ gan... (tỳ hư không thống huyết). Phép chữa là kiện tỳ nhiếp huyết bằng các thuốc ích khí kiện tỳ kết hợp thuốc cầm máu. Dùng bài: hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, địa du 12g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, ô tặc cốt 16g, trắc bá diệp; 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Thái Hòe

9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng

Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc:
Bài 1: Khàn tiếng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế, dùng: sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g, sắc uống.
Bài 2: Trường hợp khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết, dùng: xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g.
Bài 3: Nếu khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, dùng: sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt ngày 3-4 lần.
9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng
 Quả la hán chữa rát họng, đờm nhiều, sốt.
Bài 4:
Trường hợp tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém, dùng bài Gia vị bổ trung ích khí thang: đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g.
Bài 5: Nếu khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ, dùng: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 6: Trường hợp khàn tiến do phế hư, dùng phương Thanh âm thang:nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.
Bài 7: Dùng bài Dưỡng kim thang để dưỡng phế gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g.
Bài 8: Nếu ho nhiều, khàn tiếng dùng: bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g sắc uống.
Bài 9. Trường hợp do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt, dùng: tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Bài thuốc chữa tắc tia sữa

Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi có sốt.
Điều trị tắc tia sữa không tốt có thể tiến triển thành viêm tuyến vú, áp-xe vú (sản phụ sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Nếu nặng, vắt sữa lên miếng gạc quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt chứng tỏ có mủ trong sữa; viêm tuyến vú có thể chữa khỏi hoặc tiến triển thành áp-xe vú).
Bài thuốc chữa tắc tia sữa
Kim ngân hoa
Theo YHCT, tắc tia sữa - viêm tuyến vú thuộc phạm vi chứng nhũ ung. Phép điều trị chung: thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Chia từng giai đoạn như sau:
Lúc mới phát
Vú đau, sưng tấy, sờ vào có cục cứng, ấn đau, mặt đỏ, người phát sốt, đau tức ngực, đau lan ra các khớp, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Bài thuốc: Kinh giới ngưu bàng thang: kinh giới tuệ 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 8g, phòng phong 8g, ngưu bàng tử 12g, tạo giác thích 4g, kim ngân hoa 8g, sài hồ Bắc 12g, trần bì 8g, hương phụ 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Hòa nhũ thang gia giảm: bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 16g, thanh bì 8g, qua lâu 12g, sài hồ Bắc 8g, liên kiều 16g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu sốt cao thêm thạch cao 16g, chi tử 12g; viêm sưng to thêm tạo giác thích 12g, xuyên sơn giáp 6g.
Thuốc đắp ngoài: hương phụ 40g tán bột, xạ hương 12g. Hai vị trộn lẫn vào nhau, bồ công anh 50g, sắc lấy nước bỏ bã, lấy nước đó hòa với thuốc, đun sôi đặc rồi đắp vào vú đau 1 lần/ngày trong 1 - 3 ngày.
Hoặc dùng phương pháp đắp hành: Dùng cả củ hành để nguyên rễ, giã nát đắp lên vú bị đau.
Hoặc dùng 100g lá bồ công anh giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ vú bị đau.
Giai đoạn sắp vỡ mủ hay đã vỡ
Mình lạnh, hết sốt, vú đã mềm, đau nhức sắp vỡ mủ hoặc đã vỡ.
Bài thuốc: Thần hiệu qua lâu tán gia vị: qua lâu 40g, xuyên sơn giáp 10g, sinh cam thảo 20g, đẳng sâm 12g, đương quy 20g, hoàng kỳ 12g, hương phụ 4g, một dược 8g. Sắc bỏ bã, cho thêm 1 chén nhỏ rượu lâu năm uống 3 lần/ngày (sau bữa ăn).
Giai đoạn khí huyết hư
Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ngủ, vùng vú đau ít hơn trước nhưng vẫn sưng, cứng, mạch hư tế.
Bài thuốc: Thác lý tiêu độc tán: nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, sinh hoàng kỳ 8g, kim ngân hoa 12g, bạch truật 8g, tạo giác thích 4g, bạch thược 8g, bạch chỉ 4g, đương quy 8g, cát cánh 8g. Sắc uống ngày một thang (uống xa bữa ăn).
Lưu ý: Tắc tia sữa cũng như viêm tuyến vú là bệnh cấp tính, cần phải điều trị tích cực, kịp thời để tránh gây áp-xe vú. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh vú hàng ngày, đặc biệt trước khi cho bú. Người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.

ThS. BS. Trần Thái Hà

Món ăn, bài thuốc cho người bệnh viêm khớp

Theo Đông y, đau nhức xương khớp (viêm khớp) là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh viêm khớp.
Món ăn:
- Lươn tẩm rượu, sấy: Lươn 500g (chọn lươn con lớn), 100ml rượu cao độ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, cho rượu vào lươn đảo đều, sau đó sấy khô, tán nhỏ thành bột cất đi sử dụng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g trộn với 2 thìa canh rượu để dùng. Dùng 5 ngày một liệu trình.
- Lộc nhung 5g, câu kỷ tử 20g, rượu trắng 1 lít. Cho nhung hươu và câu kỷ tử vào rượu trắng ngâm trong bình đậy kín nắp, sau một tuần là sử dụng được. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần độ 30 - 40ml, cứ 15 ngày là một liệu trình.
- Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài.
Món ăn, bài thuốc cho người bệnh viêm khớp
Nhẫn đông đằng.
- Thịt dê 0,5kg, 200g cà rốt, các gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm.
Món ăn, bài thuốc cho người bệnh viêm khớp
Thịt dê.
Bài thuốc
Bài 1: Hy thiêm thảo 30g, hải đồng bi 30g, nhẫn đông đằng 30g, tang chi (cành dâu tằm) 30g, kê huyết đằng 15g, tần giao 10g, tri mẫu 10g, cát căn 10g, sinh ý mễ 30g, phòng kỷ 10g. Cho tất cả vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi 20 phút, rồi sắc lại còn 300ml, chia làm hai lần dùng trong ngày, uống lúc còn nóng ấm. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Món ăn, bài thuốc cho người bệnh viêm khớp
Hy thiêm thảo.
Bài 2: Sinh toàn yết 60g, tam thất 30g, địa long 90g, sinh hắc đậu 60g hạt, xuyên ô 15g, xạ hương 3g (nghiền nhỏ, bỏ vào sau). Tất cả nghiền thành bột mịn dùng hồ gạo làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 7 đến 10 viên hoàn, dùng với nước ấm. 10 ngày là một liệu trình.

Bác sĩ Hữu Nam

Bài thuốc chữa hiếm muộn nam

Đông y cho rằng, chứng hiếm muộn ở nam giới chủ yếu do thận khí hư suy. Do ăn uống nhiều chất cay nóng uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá làm tổn thương thận âm, tinh khô kiệt không sinh ra tinh trùng hoặc có sinh ra nhưng tinh trùng bị chết; Do sinh hoạt tình dục quá độ làm cả thận âm và thận dương đều hư sinh chứng di tinh, hoặc mắc chứng dương nuy; Do mắc bệnh quai bị biến chứng làm teo các ống sinh tinh trong tinh hoàn... Để điều trị chứng này, người thầy thuốc phải biện luận để tìm ra nguyên nhân để điều trị như sau:
Do tiên thiên bất túc: Thận là gốc của tiên thiên, bên trong có mệnh môn chân hỏa, thường gọi là chân dương, phần dương của 5 tạng phải nhờ chân dương của thận mới sinh phát được, khi thận dương bị hư suy, các tạng khác đều có liên lụy.
Bài thuốc chữa hiếm muộn nam
​Thỏ ty tử (dưới), thục địa (trên) là hai vị thuốc chữa nam giới hiếm muộn.
​Thỏ ty tử (dưới), thục địa (trên) là hai vị thuốc chữa nam giới hiếm muộn.
Triệu chứng: Liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi.
Điều trị: Bổ thận tráng dương cố tinh.
Bài thuốc: Ban long hoàn phối hợp với bài Cố tinh hoàn: thục địa 16g, bổ cốt chỉ 12g, phục thần 12g, thỏ ty tử 12g, bá tử nhân 12g, lộc giác giao 16g, khiếm thực 12g, long cốt 16g, tật lê 12g, liên tu 16g, mẫu lệ 16g, liên tử 16g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.
Do sinh hoạt tình dục quá độ, làm thận tinh suy tổn, mệnh môn hỏa suy, tinh khí hư lạnh mà mắc chứng hiếm muộn.
Triệu chứng: Dương vật không cương cứng, hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút.
Điều trị: Bổ thận tráng dương sinh tinh.
Bài thuốc: Tán dục đan: thục địa 16g, đương qui 16g, bạch truật 12g, kỷ tử 12g, đỗ trọng 12g, tiên mao 12g, phụ tử chế 8g, ba kích 12g, sơn thù 8g, tiên linh tỳ 8g, nhục thung dung 12g, phí tử 7g, xà sàng tử 6g, nhục quế 6g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia. Làm thận dương hư suy. Thận mất đi sự chế hóa mà không sinh ra tinh trùng, hoặc có sinh ra nhưng bị hủy diệt.
Triệu chứng: Âm tà đọng lại trong cơ thể làm ngực sườn đầy nghẽn, bụng dưới căng đầy, nhiều đờm dãi.
Điều trị: Ôn dương, tiêu đàm giáng khí lợi thủy.
Bài thuốc: Kim quĩ thận khí hoàn phối hợp bài ngũ linh tán: hoài sơn 16g, ngưu tất 8g, phụ tử chế 12g, quế chi 8g, thục địa (chưng rượu) 12g, xa tiền tử 12g, đan bì 8g, ngũ vị tử 12g, phục linh 12g, sơn thù 6g, trạch tả (sao muối) 12g, bạch truật 12g, trư linh 18g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Do thận âm hư liên lụy đến thận dương không sinh ra tinh trùng, hoặc có tinh trùng nhưng không đủ số lượng hoặc chất lượng kém, không có khả năng thụ thai.
Triệu chứng: Có thể người khỏe mạnh, sinh hoạt tình dục bình thường nhưng khi xuất tinh chỉ có tinh dịch không có tinh trùng. Hoặc có tinh trùng nhưng ít rời rạc.
Triệu chứng: Thường hay mỏi lưng, người có cảm giác lạnh, hay mộng tinh hoặc hoạt tinh.
Điều trị: Ôn bổ thận, tráng dương tư âm sinh tinh.
Bài thuốc: Tán dục đan (đã giới thiệu ở trên) phối hợp với bài Tế sinh bí tinh hoàn. Thỏ ty tử 12g, phụ tử 12g, ngũ vị tử 6g, bạch thạch chi 8g, mẫu lệ 12g, long cốt 12g, tang phiêu tiêu 8g, phục linh 12g, hải cẩu pín 2 cái... Tùy theo bệnh tật và thể trạng của bệnh nhân mà gia một số vị thuốc khác cho thích hợp.
Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn, mỗi viên 5g ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 viên sau khi ăn.
Nếu do mắc quai bị biến chứng, làm các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị teo thì điều trị ít kết quả.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Bài thuốc trị khản tiếng, mất tiếng mạn tính

Khản tiếng (mất tiếng) thuộc phạm vi chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng: phế và thận. Mất tiếng do phế âm hư và thận âm hư, tân dịch không đầy đủ không khí hóa được gây ra bệnh, gọi là thể hư chứng (mạn tính). Trên số báo Chủ nhật 190 ra ngày 30/11/2014, chúng tôi đã giới thiệu các bài thuốc và món ăn trị khản tiếng cấp tính. Số này xin giới thiệu một số bài thuốc và món ăn trị khản tiếng mạn tính.
Bài thuốc trị khản tiếng, mất tiếng mạn tính
Ngũ vị tử là quả chín khô của cây Bắc ngũ vị tử.
Mất tiếng thể phế âm hư
Biểu hiện: người bệnh gày, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Tư âm dưỡng phế. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1 - Thanh táo cứu phế thang: a giao 16g, thạch cao 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g, đảng sâm 12g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g, ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 8g, địa cốt bì 8g, trúc lịch 10ml. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3 - Kha tử thanh âm: kha tử 12g, cát cánh 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phế hư, ho hen, khản tiếng.
Hằng ngày dùng món ăn sau: mật ong 30g, nước nóng 1 chén. Hòa đều uống, ngày 1 - 2 lần.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: trung phủ, đản trung, thiên đột, hợp cốc. Mỗi huyệt day 1 - 2 phút. Ngày 1 - 2 lần.
Mất tiếng thể thận âm hư
Biểu hiện: họng khô, khản tiếng mất tiếng, bứt rứt, đau lưng mỏi gối, ù tai hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1 - Lục vị hoàn gia ngũ vị tử: thục địa 12g, sơn dược 12g, sơn thù 16g, phục linh 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, a giao 8g, thục địa 12g, tô tử 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hằng ngày dùng món ăn: mật ong 30g, nước nóng 50ml. Hòa đều, uống ấm, uống sau bữa ăn 2 - 3 giờ, ngày 2 - 3 lần, uống trong 5 - 7 ngày. Trị ho khan không có đờm, cuống họng háo, khản tiếng mất tiếng do mệt mỏi.
Kết hợp day bấm các huyệt: thận du, thái khê, nhiên cốc, hợp cốc, thiên đột. Mỗi huyệt day 1 - 2 phút. Ngày 1 - 2 lần.
Vị trí huyệt:
Trung phủ: dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 tấc, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.
Đản trung: giao điểm của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua hai đầu vú (nam) hoặc hai khớp ức sườn (nữ).
Thiên đột: huyệt nằm ở giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức, trước khí quản và thực quản, ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức - đòn - chũm, bờ trong của 2 cơ ức đòn - móng và bờ trong của cơ ức - giáp trạng.
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 tấc.
Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.
Nhiên cốc: Ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan

Lương y Thảo Nguyên