Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Hạt muồng - Vị thuốc mát gan, sáng mắt

Hạt muồng - tên thuốc là thảo quyết minh, còn gọi là hạt lác, quyết minh tử, mã đề quyết minh. Tên khoa học, quyết minh tử là hạt quả chín phơi khô của cây quyết minh (Cassia tora L.). Theo Đông y, hạt muồng có vị ngọt, đắng, mặn, tính hơi hàn; vào can, đởm. Có tác dụng thanh can minh mục, trừ phong tán nhiệt (mát gan, ích thận, sáng mắt, an thần). Dùng cho các trường hợp viêm kết mạc đau mắt tấy đỏ, chảy nước mắt (can đởm uất nhiệt mục xích mục thống).
Hạt muồng - Vị thuốc mát gan, sáng mắt
Thảo quyết minh (quyết minh tử) là quả chín khô của cây quyết minh.
Liều dùng cách dùng: 8 - 20g.
Một số cách dùng hạt muồng làm thuốc:
Ích thận, sáng mắt: dùng cho người gan thận yếu sinh ra mắt mờ cộm.
- Quyết minh tử 12g, câu kỷ tử 12g, gan lợn 250g. Nấu nước uống. Trị quáng gà.
- Quyết minh tử 12g, sa uyển tật lê 12g, câu kỷ tử 12g, nữ trinh tử 12g, hoè thực 12g, cốc tinh thảo 12g, sinh địa 16g. Sắc nước uống. Trị mắt mờ cộm, dần dần không nhìn được.
- Quyết minh tử 12g, dã cúc hoa 12g, mạn kinh tử 8g, mộc tặc 8g. Sắc uống. Trị viêm kết mạc cấp tính, đau mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều.
Trị đau đầu:
- Bột quyết minh tử: quyết minh tử 16g, thạch quyết minh 12g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, hoàng cầm 12g, thạch cao 20g, thược dược 12g, xuyên khung 6g, mộc tặc 12g, khương hoạt 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị nhức đầu do phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau.
- Quyết minh tử 12g, dã cúc hoa 12g, mạn kinh tử 8g, xuyên khung 8g, toàn yết 8g. Sắc uống. Trị thiên đầu thống do phong nhiệt.
An thần, hạ huyết áp:
- Thảo quyết minh (sao) 20g, mạch môn 15g, liên tâm (sao) 6g. Sắc uống. Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tăng huyết áp.
- Thảo quyết minh 12g, hạ khô thảo 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống. Trị tăng huyết áp.
Trị chứng mỡ máu cao: Thảo quyết minh 50g sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
Trị nấm âm đạo: Thảo quyết minh 40g sắc lấy nước, để ấm rửa và xông vào âm đạo. Làm liên tục 10 ngày.
Ngoài ra, khi dùng riêng thảo quyết minh còn trị viêm gan, tăng huyết áp và đại tiện bí lâu ngày.

Kiêng kỵ: Người tiêu chảy kiêng dùng.


1 nhận xét: