Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Bài thuốc bổ thận sinh tinh

Theo y học cổ truyền, Thận là một trong những tạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trạng thái con người như thế nào phần lớn đều do thận quyết định. Thận có ý nghĩa nhiều về sự phát dục, trưởng thành, thọ yểu của con người.
Thận tàng tinh
Ngoài chức năng chủ về thủy dịch tức là phụ trách về việc điều hòa duy trì sự thay cũ đổi mới của phần nước trong cơ thể, chủ về hỏa với vai trò của mệnh môn hỏa hay còn gọi là thận dương (mệnh môn tướng hỏa là một điểm vô hình dưới đốt sống thứ 14), chủ về xương và tóc, thận còn có một chức năng hết sức quan trọng là tàng chứa tinh.
Tinh ở đây được hiểu theo nghĩa là vật chất cơ bản của hoạt động sống, bao gồm hai loại: tinh sinh dục để duy trì nòi giống hay còn gọi là tinh tiên thiên và tinh được tạo nên từ đồ ăn thức uống hay còn gọi là tinh hậu thiên. Hai thứ tinh này có quan hệ mật thiết với nhau và gọi chung là thận tinh. Tác dụng của thận tinh được gọi là thận khí.
Y học cổ truyền đánh giá rất cao vai trò của thận khí, coi đây là nhân tố quyết định sự sinh trưởng phát dục cho đến sự sinh nòi đẻ giống sau này của cơ thể. Thận khí thịnh và đầy đủ thì răng bền, tóc tốt, gân xương cứng vững chắc, kinh nguyệt đầy đủ, tinh khí dồi dào...
Thận khí suy kiệt thì răng rụng, tóc khô, thân thể hao mòn, kinh nguyệt không còn, tinh khí cạn kiệt...
Bởi thế, Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn “Châu ngọc cách ngôn” đã viết: “Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết”. Chức năng này của tạng thận đã được chứng minh là bao hàm cả vai trò của các tuyến nội tiết trong sinh lý học hiện đại, trong đó có tuyến sinh dục.
Bởi vậy, khi tạng Thận hư suy, ngoài các chứng trạng của bệnh lý toàn thân còn có những biểu hiện như suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (bất lực, liệt dương, yếu sinh lý), rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm, không xuất tinh, di mộng tinh), vô sinh, rối loạn kinh nguyệt... Theo Đông y, khi đàn ông mất khả năng hoặc khả năng sinh tinh yếu, thiếu là do tạng Thận hư yếu, bởi thận tàng tinh và sinh tinh. Do vậy, bài thuốc phải giúp bổ thận, tráng dương, sinh tinh. Danh y Hải Thượng Lãn Ông có nói: “Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không có con, về phía con trai thì nói là ở chủ tinh, về phía gái nói chủ ở huyết. Bàn luận lập phương thuốc: phía trai thì lấy bổ thận làm cốt, phía gái điều kinh làm đầu, lại tham khảo thêm những thuyết bổ khí, hành khí, xét lại thật thấu suốt có thể thụ thai được”.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc bổ thận, sinh tinh
Cụ thể bài Thất vị bổ tinh: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g nhục quế 40g. Tại sao lại bỏ vị phụ tử trong bài Bát vị hoàn? Đây là tính toán của người bào chế, vì phụ tử có tính nóng, hơi độc không thích hợp với người bị cao huyết áp, người trẻ tuổi. Tuy nhiên, bài thuốc vẫn giữ lại vị nhục quế, thay vì bỏ đi như trong bài Lục vị hoàn. Bởi vì, nhục quế có vị cay ngọt, tính nhiệt; quy vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can. Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn Tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.
Tuy nhiên để tăng tác dụng của bài thuốc, tôi gia các vị: nhục thung dung, thục địa, câu kỷ tử, đỗ trọng, lộc giác giao, liên nhục…
Trong đó: thục địa, nhục thung dung, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; liên nhục: bổ tâm, an thần, ích Tỳ, sáp trường, cố tinh...
Một vài vị thuốc đáng lưu ý nhất: nhục thung dung và thục địa. Đây là 2 vị hầu như không thể thiếu trong thuốc chữa vô sinh nam. Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2.000 năm trước và đã được đưa vào trong sách Thần Nông bản thảo, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học. Vị thuốc còn có những tên khác, như: địa tinh (nghĩa là tinh chất của đất), kim duẩn (cây măng vàng), đại vân, hắc tư lệnh (vì có tác dụng bổ thận mạnh).
Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị: nam giới liệt dương (dương nuy); nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức, huyết khô tiện bí (táo bón do huyết khô).
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú, có tác dụng như một loại hoóc-mônsinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận.
Trong khi đó, thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là “thuốc thánh”, để bổ âm là đầu vị.
Bài thuốc trên được làm viên hoàn mềm (tễ) mới có tác dụng.
Bài thuốc “Thất vị bổ tinh” giúp bổ thận, bồi dưỡng ngũ tạng, sinh tinh, làm cho tinh khí mạnh mẽ, rất dễ thụ thai. Quan niệm Đông y: “Tinh sinh khí, khí sinh thần”, người uống bài thuốc này thường xuyên thì tinh huyết dồi dào, da mặt hồng hào, sức khỏe dẻo dai, cơ xương rắn chắc.


1 nhận xét: