Theo Y học cổ truyền, bụng đầy “thực trướng” phần nhiều do ăn uống quá độ, thức ăn không tiêu, đọng lại trong dạ dày. Những bài thuốc từ thảo dược sau sẽ góp phần chữa chứng đau bụng thực trướng.
Hạt thì là
Bệnh biểu hiện bụng đầy trướng, ăn vào càng đau tăng, có khi đại tiện khó khăn, nôn ói. Bệnh này không điều trị kịp thời tỳ vị hư suy ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Dưới đây là một số bài thuốc chữa thực trướng trong dân gian:
Nếu bụng đầy ăn kém, do tỳ vị hư: phép trị: kiện tỳ, hành khí, tiêu trệ... nên dùng vị sau:
- Hạt thì là 12g hoặc hơn pha nước sôi uống, hoặc hái cả cây tươi100g nấu nước uống.
- Nga truật 80g, mộc hương 40g tán nhỏ uống 12g/3 lần/ngày (Nam Dược thần hiệu).
Cây hẹ
- Rễ cây hẹ 30g, vỏ vối 20g, chỉ thực 10g sắc uống.
- Mạch nha 30g, sơn tra 12g, thần khúc 12g, trần bì 12g, các vị sao vàng sắc uống.
- Cháy cơm 150g, thần khúc12g, sa nhân 6g, sơn tra 12g, hạt sen 12g, kê nội kim 3g, gạo tẻ 300g, các vị sao thơm tán mịn cho thêm đường uống 12g/3 lần/ngày.
Nếu mỗi khi ăn nguội lạnh bụng đầy: phép trị: tiêu trệ, tán hàn… nên dùng bài sau:
- Tỏi vài tép ngâm dấm ăn, hoặc ăn sống.
- Lá tía tô 12g, trần bì 12g, bán hạ 6g, mộc hương 4g, sa nhân 4g sắc uống.
- Rau ngổ 30g, trần bì 12g, gừng 3 lát sắc uống.
- Rau mùi 40g, vỏ quít: 12g, gừng 3 lát sắc uống còn ấm.
- Rau húng lủi 40 -100g ăn sống hoặc phơi héo hãm uống.
- Bạch biển đậu 16g (sao vàng), hoắc hương, thương truật mỗi thứ 8g sắc uống.
Bạch biển đậu (đậu ván trắng)
- Hương phụ 12g, tô diệp 12g, trần bì 12g, cam thảo 4g, gừng 3 lát sắc uống (Hương tô ẩm).
- Vỏ vối, thương truật, trần bì, gừng mỗi vị 12g sắc uống (Bình vị gia giảm).
Nếu bụng đầy bí đại tiện: phép trị: kiện tỳ, thông đại tiện… nên dùng bài:
- Vỏ vối 14g, vỏ cam12g, lá muồng 8g sắc uống.
- Đại hoàng 6g, hậu phác 6g, chỉ xác 4g sắc uống (Tiểu thừa khí).
- Hạt cau 10g, sơn tra 10g sắc nước uống.
Hạt cau
- Lấy lá trầu hơ nóng gói vào miếng gạc đặt lên rốn.
Nếu đầy bụng đại tiện lỏng: phép trị: ôn tỳ, hành trệ… Dùng bài:
- Gừng nướng cháy 12g tán nhỏ uống với nước ấm.
- Nhục đậu khấu 12g, trà khô 12g, hương phụ 12g sắc uống.
Nếu bụng đầy, tức ngực, ho đàm: phép trị: kiện tỳ, hành trệ, tiêu đàm… Dùng:
- Hạt tía tô, hạt cải canh, hạt cải củ mỗi vị 12g hoặc hơn sao vàng tán nhỏ uống.
- Tô tử 12g, trần bì 8g, bán hạ 6g, hậu phác 8g, chích thảo 4g, gừng 3 lát, sắc uống.
Nếu đầy bụng do ăn thịt, cua, cá, trứng… nên dùng bài sau:
- Rau răm 50g giã vắt nước cốt cho thêm rượu uống.
- Lá tía tô một nắm 60g, thêm gừng giã vắt nước cốt uống.
- Lá lốt 100g sắc nước uống ngày vài lần.
- Sơn tra 20g, vỏ quít 12g, lá mơ 12g, gừng 3 lát sắc uống.
- Hồ tiêu 4 - 5g giã pha nước sôi uống ấm.
Nếu bụng đầy sau khi ăn rau củ quả sống do rau (thái tích), nên dùng:
- Sa nhân 12g, trần bì 12g, gừng 12g sắc uống.
- Cốc nha 14g, sa nhân 6g, bạch truật 12g, chích thảo 4g (Cốc thần hoàn).
- Hạt cây húng quế 10g, hạt thì là 10g pha nước uống như trà.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian thường dùng chữa trị bụng đầy, ăn không tiêu, rất đơn giản hiệu nghiệm hầu như không tác dụng phụ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
eva airlines
ve may bay hang eva di my
korean air vietnam office
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich