Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Chữa mất ngủ bằng hoa

Để phòng chống tình trạng mất ngủ, y học cổ truyền có rất nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dinh dưỡng và đặc biệt là sử dụng các món ăn - bài thuốc từ các loại hoa để chữa trị mất ngủ.
Để phòng chống tình trạng mất ngủ, y học cổ truyền có rất nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dinh dưỡng và đặc biệt là sử dụng các món ăn - bài thuốc từ các loại hoa để chữa trị mất ngủ.
Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa mất ngủ từ các loại hoa để bạn đọc tham khảo.
* Hoa hồng tươi 50g (nếu khô dùng 15g), tim lợn hoặc dê 500g, muối tinh 50g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội. Tim lợn hoặc dê rửa sạch, thái miếng, để ráo nước rồi nhúng vào nước hoa hồng nhiều lần, vừa nhúng vừa nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín là được, ăn nóng. Công dụng: Sơ can giải uất, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho trường hợp mất ngủ do tâm huyết hư.
* Hoa hồng 12g, hợp hoan hoa 10g. Hai thứ đem ngâm trong nước 10 phút rồi sắc lấy nước, uống ấm trước khi đi ngủ. Công dụng: Thư uất, lý khí, an thần.
* Hoa mai trắng 5g, hợp hoan hoa 10g, rượu vang 50ml. 3 thứ cho vào nồi sắc cách thủy, uống ấm sau bữa ăn tối 60 phút. Công dụng: Sơ can khai uất, lý khí an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.
* Hợp hoan hoa 50g, mật ong 100g, rượu trắng 300ml. 3 thứ cho vào bình kín, ngâm trong 7 ngày là dùng được, mỗi tối uống trước khi đi ngủ chừng 10 - 20ml. Công dụng: Giải uất lý khí, an thần hoạt lạc.
hoa bách hợp
Hoa bách hợp
* Hoa bách hợp 20g, rượu vang 50ml. Hai thứ đem sắc cách thủy, uống ấm 1 lần vào buổi tối. Công dụng: Nhuận phế, thanh hỏa, an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác nóng lòng bàn tay chân, ngực, bụng bồn chồn rạo rực không yên, táo bón, đổ mồ hôi trộm...
* Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, cho vào nồi, đổ nước sắc trong 15 phút, khi được thì hòa đường phèn, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Công dụng: Thanh nhiệt trừ phiền, giải uất an thần.
* Hợp hoan hoa 15g, bách hợp 20g, gạo tẻ 60g. Hợp hoan hoa rửa sạch, sắc kỹ lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, khi gần được thì cho bách hợp vào, ăn vào buổi tối. Công dụng: Thanh tâm nhuận phế, thư uất an thần, dùng cho những trường hợp mất ngủ do tâm tỳ hư nhược.
* Hoa bách hợp 60g, hợp hoan hoa 60g. Hai thứ sấy khô, tán bột, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 6g với rượu vang. Công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, thư uất an thần.
* Cúc tươi 30g, thịt gà 300g, đậu Hà Lan 20g, dầu thực vật, lòng trắng trứng gà, nước dùng, rượu vang, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Cúc hoa sắc kỹ lấy nước bỏ bã; thịt gà rửa sạch, loại bỏ gân, thái chỉ rồi trộn đều với lòng trắng trứng gà và một chút bột mì; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho thịt gà vào đảo cho săn miếng thịt; phi hành tỏi cho thơm rồi đổ nước sắc cúc hoa, thịt gà, gừng tươi thái chỉ và một chút rượu vang vào, đun sôi vài phút là được, ăn nóng. Công dụng: Thanh can minh mục, khu phong trấn tĩnh, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, nhức mỏi mắt, thị lực suy giảm, tăng huyết áp.
* Hoa bách hợp tươi 30g, đậu phụ 250g, tiết lợn 100g, vừng 15g, tỏi giã nát 15g, hạt tiêu 2g, nước dùng và gia vị vừa đủ. Hoa bách hợp rửa sạch, tỉa lấy các cánh hoa, chần qua nước sôi rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh độ 1giờ; đậu phụ và tiết lợn luộc qua, cắt miếng; nước dùng đun sôi rồi cho hoa bách hợp, đậu phụ, tiết lợn, vừng và tỏi giã nát vào, chế đủ gia vị, đun nhỏ lửa cho sôi một lát là được, dùng làm canh ăn hằng ngày. Công dụng: Bổ tâm dưỡng huyết, thanh phế an thần.
* Cam cúc hoa 60g, hợp hoan hoa 15g, linh chi 30g, bá tử nhân 30g, toan táo nhân 30g. Các vị rửa sạch, sắc trong 90 phút, chia uống vài ba lần trong ngày. Công dụng: Dưỡng huyết nhu can, thanh tâm an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ thể âm hư hỏa vượng, biểu hiện bằng các triệu chứng có những cơn bốc hỏa, lòng bàn tay chân nóng, ngực bụng bức bối không yên, đầu choáng mắt hoa, hay mê mộng, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...
* Hoa bách hợp tươi 25g, cá diếc 2 con (500g), dầu thực vật, gừng tươi, rượu vang và gia vị vừa đủ. Hoa bách hợp tỉa lấy cánh rửa sạch; cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho cá diếc vào rán qua, sau đó chế nước vừa đủ, bỏ hoa bách hợp và gia vị rồi đun nhỏ lửa cho chín, ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.
* Hoa nhài 16g, thạch xương bồ 6g, trà xanh 10g. Tất cả đem hãm vào nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.
* Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ. Tim lợn rửa sạch, bổ tư, hai thứ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã thuốc, ăn tim lợn và uống nước. Công dụng: Bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.
* Hoa thiên lý vừa đủ, rửa sạch, đem xào với tim và bầu dục lợn hoặc nấu canh với thịt nạc ăn hằng ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Phương thuốc chữa béo phì

Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân; do nhiều nguyên nhân như ngoại cảm thấp tà nhập lý vào tạng phủ và do nội thương ảnh hưởng đến công năng của...
Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân; do nhiều nguyên nhân như ngoại cảm thấp tà nhập lý vào tạng phủ và do nội thương ảnh hưởng đến công năng của: tỳ, thận, can, đởm. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư, can đởm thất điều làm cho khí cơ không được lưu thông. Sau đây là những bài thuốc điều trị béo phì tùy theo từng chứng trạng cụ thể để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm: Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống.
Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.
Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm: bán hạ 10g, trúc nhự  8g , chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh  12g,  sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.
Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm: xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g,  tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống.
Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.
Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm: phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g  mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch  20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống.
Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ. Biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm: sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống.
Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
Bài thuốc: Dị công tán gia giảm: đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống.
Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm: sơn tra 20g, thần khúc 12g,  mạch nha 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống.
Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao. Biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.
Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: phụ tử chế 9g, nhục quế  8g, thục địa 15g,  sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g, trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống.
Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt. Biểu hiện: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.
Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm: Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y điều trị zona

Đông y có những phương thuốc rất hữu hiệu để điều trị zona, xin được giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Tổn thương do zona
Tổn thương do zona.
Các mụn zona mọc thành từng đám theo rễ thần kinh. Thường thấy ở bụng, bên sườn, sau lưng... Bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể cũng có thể có zona. Zona ở vùng cổ gáy, thái dương thì đau nhức càng tăng lên, bệnh thuộc loại "ôn bệnh". Nguyên nhân: do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh.
Từ thực tế và kinh nghiệm lâm sàng, Đông y đã có những phương thuốc điều trị rất hữu hiệu, xin được giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Bài 1: Thổ linh 16g, nam tục đoạn 16g, đan bì 10g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thảo quyết minh (sao vàng) 16g, xa tiền 10g, cam thảo 12g. Sắc thuốc bằng ấm đất. Lần 1: đổ nước 1.500ml, sắc lấy 200ml. Lần 2: đổ nước 1.000ml, sắc lấy 200ml. Chung 2 nước lại, hâm sôi, chia 4 lần. Ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Bài 2: Thương nhĩ (sao) 16g, kinh giới 16g, tang ký 16g, nam tục đoạn 16g, sài hồ 16g, bạch linh 12g, chi tử 12g, hắc táo nhân 16g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc thuốc bằng ấm đất. Lần 1: đổ nước 1.500ml, sắc lấy 200ml. Lần 2: đổ nước 1.000ml, sắc lấy 200ml. Chung 2 nước lại, hâm sôi, chia 4 lần. Ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Bài 3: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, kinh giới 16g, trinh nữ 16g, huyết đằng 12g, tô mộc 16g, xa tiền 10g, hương nhu 12g, sài hồ 16g, cát căn 16g, bồ công anh 16g, cam thảo 12g. Bỏ thuốc vào bình tích, hãm nước sôi. Sau 15 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Tác dụng: chống viêm, thanh nhiệt, trừ tà hóa thấp.
Bài 4: Xuyên khung 5g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 10g, sài hồ 12g, thương nhĩ (sao) 16g, hạ liên châu 12g, rau má 16g, hương nhu 12g, nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, xương bồ 12g, cam thảo 12g, táo nhân (sao đen) 16g. Bỏ thuốc vào bình tích, hãm nước sôi. Sau 15 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Tác dụng: khu phong, tán tà, thanh nhiệt, trừ thấp.
Bài thuốc để nấu nước tắm: kinh giới, lá bưởi, lá vông, cỏ mần trầu mỗi thứ 1 nắm. Rửa sạch các vị trên rồi cho vào xoong đổ nước nấu sôi để ra ngoài cho nguội dần, làm nước tắm cho bệnh nhân ngày 2 lần.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y điều trị ngạt mũi

Ngạt mũi là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Đông y chia chứng ngạt mũi thành các thể bệnh khác nhau và dùng bài thuốc khác nhau để điều trị.
Ngạt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.
Đông y chia chứng ngạt mũi thành các thể bệnh khác nhau và dùng bài thuốc khác nhau để điều trị. Các bài thuốc dưới đây sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút. Mỗi liệu trình uống 5 - 7 thang.
Thể phong nhiệt
* Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt, khát nước, sợ gió, mạch phù sắc, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g.
* Nếu trong mũi sưng trương kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g.
* Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục, khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g.
quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) trị nghẹt mũiQuả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) trị nghẹt mũi.
Thể thấp nhiệt
*Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng đau, miệng đắng, ngực bụng bì bạch khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung nấu trong can đởm, tỳ vị.
* Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ quả ké đầu ngựa (9g), ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.
* Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, nguyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g.
Thể táo nhiệt
Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc này, lúc nọ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế... thuốc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nốt tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g.
Thể hư nhiệt
* Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng chảy, dễ cáu giận, dầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tự thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 10g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g.
* Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm, thậm chí không ngửi được, dịch đặc bít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành khô 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g.
Thể phong hàn
* Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt, sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu tán hàn giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g.
* Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khướu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g.
* Với bệnh tái phát nhiều lần, lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là phế khí hư yếu, phong vít tắc kèm theo thấp ta uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.
* Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt tinh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Đông y trị đau thần kinh tọa

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa cần phải khu phong hóa thấp, bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, thư giãn cơ bắp, nâng đỡ nguyên khí, ôn trung tán hàn...
Đau thần kinh tọa, đông y gọi là Tọa thống phong. Chứng bệnh này thường phát đột ngột, ít khi có những triệu chứng báo trước. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: do cảm phong hàn, phong thấp, tà khí lưu trệ, do té ngã, lao động mệt nhọc, làm việc nơi ẩm ướt thời gian kéo dài, do ngồi lâu và sai tư thế làm cho huyết mạch bị ngưng trệ, kinh lạc bế tắc, cân cơ co kéo... Các trạng thái sinh lý âm dương không giữ được ở bình thường. Từ đó gây đau, mệt mỏi toàn thân, dáng đi lom khom hoặc nghiêng lệch, nếu bệnh nặng có thể rất khó vận động. Bệnh làm ảnh hưởng đến các phủ tạng liên đới, dẫn đến tỳ thận hư suy, tâm hỏa nhiễu động, can mộc uất kết, xương khớp đau mỏi. Phương pháp điều trị cần phải khu phong hóa thấp, bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, thư giãn cơ bắp, nâng đỡ nguyên khí, ôn trung tán hàn...
Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh như sau:
Thể hàn thấp: Triệu chứng: đau ngang thắt lưng, đau chạy xuống mông và một bên đùi, đau nhiều về đêm, có cảm giác tê bì, chân tay lạnh, rất khó cử động, gặp thời tiết mưa lạnh thì đau tăng lên...
Bài 1: Thổ phục linh 20g, cốt toái 12g, tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tần giao 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp, thông hoạt kinh lạc.
Bài 2: Tang kí sinh 16g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp (khô) 16g, cẩu tích 12g, thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, rễ cúc tần 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, đậu đen (sao thơm) 24g, chính thảo 10g, đỗ trọng 10g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hàn, bổ thần kinh, lưu thông huyết mạch.
Cây và vị thuốc thổ phục linh.
Thể huyết ứ: Triệu chứng: Lưng đau lan xuống mông, mỗi khi ho hoặc cử động đau tăng lên dữ dội, đi đứng hoặc cử động rất khó khăn, đau buốt sâu ở trong xương  do huyết ứ làm bế tắc kinh lạc.
Bài 1: Đan sâm 20g, ích mẫu 20g, kê huyết đằng 20g, hương phụ (chế) 12g, trần bì 10g, xuyên khung 12g, đỗ trọng 10g, thổ phục linh 20g, khởi tử 10g, tần giao 10g, tang chi 12g, bưởi bung 16g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Bệnh nhân dùng phương thuốc này thấy giảm đau nhẹ mình, gân cơ được thư giãn, vận động được cải thiện.
Bài 2: Phòng phong 10g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 16g, đan sâm 16g, củ đinh lăng (sao thơm) 16g, nam tục đoạn 20g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, trinh nữ 20g, bạch linh 10g, hắc táo nhân 16g, ngải diệp 20g, trần bì 10g, quế chi 10g, chính thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hoạt huyết, thông khí an thần, bồi bổ can thận, chỉ thống, hóa ứ.
Thể phong thấp: Đau từ thắt lưng chạy xuống mông và đùi, đau dọc theo đường đi của thần kinh hông, đau có di chuyển. Nếu đau kéo dài dẫn đến teo cơ, có thể suy nhược, ăn ngủ kém, bệnh dễ tái phát. Khí huyết đều hư.
Bài 1: Độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, rễ cúc tần 12g, rễ cỏ xước 12g, tế tân 12g, hà thủ ô (chế) 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, tần giao 10g, kinh giới 16g, xuyên khung 10g, hoàng kì 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc.
Bài 2: Ngải diệp 20g, cẩu tích 12g, nam tục đoạn 20g, rễ bưởi bung 16g, thiên niên kiện 10g, trinh nữ 20g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, rễ lá lốt 10g, rễ cúc tần 16g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, quế chi 10g, chích thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


Đông y hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ

Bệnh chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng.
Bệnh chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng.
Thể chứng can khí uất
Biểu hiện tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt. Chọn một phương thích hợp:
- Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 quả quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Thể khí trệ huyết ứ
Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
- Củ tam thất 3g sấy khô, tán vụn, trà xanh 3g. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10 - 15 phút. Uống thay trà và có thể ăn luôn cả xác.
- Nghệ vàng 10g, vỏ quýt khô 10g. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
Thể bệnh chứng đàm thấp
Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:
- Sơn tra 15g xắt mỏng, lá sen 15g phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Ý dĩ nhân 30g, lá sen tươi 50g thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể chứng tì khí suy
Biểu hiện cơ thể suy nhược, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
- Sơn tra 15g xắt mỏng, bột bắp 100g trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
- 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể can thận âm hư
Biểu hiện đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối. Lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
- Hà thủ ô 30g nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100g gạo tẻ và đại táo (4 - 6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Hải sâm 15g ngâm nước ấm, mộc nhĩ trắng 15g ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể thấp nhiệt, đàm ứ
Biểu hiện gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
- Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
- Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, hạ lửa nhỏ liu riu cho sôi đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn với bữa cơm hoặc ăn riêng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đông y trị bệnh quáng gà

Quáng gà đông y gọi là: Tước mục kê manh hoặc cao phong tước mục, can hư tước mục, hoàng hôn bất kiến, tiểu nhi tước mục...
Quáng gà đông y gọi là: Tước mục kê manh hoặc cao phong tước mục, can hư tước mục, hoàng hôn bất kiến, tiểu nhi tước mục... Tùy theo từng cách nhìn nhận về thời gian biểu hiện bất thường hay bệnh lý mà có tên khác nhau nhưng đều thống nhất các chứng trạng lâm sàng là: Mắt nhìn mà không phát hiện chính xác vật vào lúc hoàng hôn.
Nguyên nhân gây ra chứng quáng gà chủ yếu là do thận hư gây ra khô mà nhãn mục bị hôn vậng, hoặc do tửu sắc quá độ khiến cho thận tạng suy tổn nhân đó mà việc cảm thụ khí của tiên thiên bị ảnh hưởng, chân khí không cố được kim tinh, thận tinh đến đồng nhân ít làm cho thủy thần không cố được tinh mục mà gây ra nhãn hoa; Thận hư lâu ngày làm cho can âm bị ảnh hưởng, tinh khí của can thận đều suy kém; Can âm suy tổn, can huyết thiếu nghiêm trọng do đó không nuôi dưỡng được mục hệ một cách thường xuyên mà gây ra.
Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do can hư cảm thụ tà nhiệt làm tổn thương kinh lạc làm cho âm dương không giao hòa, ngũ luân, bát quách không thông (dạ chí) dẫn đến hôn vậng tước mục.
Khi trời gần tối (hoàng hôn) thiên nhiên âm dương giao hòa, dương cực sinh âm, dương cực làm phần âm trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, can huyết càng thiếu hụt, khi dương tiêu âm bắt đầu trưởng, chuyển đổi trong khoảng thời gian ngắn, nhanh làm cho mục hệ vốn đã bị không còn được bình thường nên không điều tiết kịp thời gây ra mắt hoa, có quầng đen, nhìn không rõ vật.
Khi về đêm tối mịt là lúc mà phần âm của thiên nhiên đầy đủ do đó cơ thể cũng được bổ sung phần âm mà làm cho can âm có phần được cải thiện do đó nhìn rõ dần.
Sau đây là một số bài thuốc Đông y điều trị chứng quáng gà theo từng thể bệnh:
câu kỷ tử
Câu kỷ tử.
Thể thận hư
- Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, thỉnh thoảng choáng váng, nhức đầu, đau ngang lưng, ù tai; mạch tế sác.
- Phương pháp điều trị: Bổ thận minh mục.
- Bài thuốc: Hoàn tinh bổ thận hoàn: Cam thảo 4g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, tật lê 8g, khương hoạt 8g, mộc tặc 8g, cúc hoa 8g, phòng phong 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, nhục thung dung 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, ngưu tất 8g.
Cách chế: Nhục dung tửu tẩy, còn tất cả các vị khác tán mịn tinh; thêm mật hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20g.
Thể can thận âm hư
- Triệu chứng: Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, mắt nhìn thấy nhiều quầng đen vàng, loang loáng trước mắt, bước đi không chuẩn xác; khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, bốc nóng lên mặt từng cơn, choáng váng, ngực sườn đầy tức, đau đầu cắn nhức hai thái dương, đau ngang lưng; Mạch tế sác.
- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thận minh mục.
- Bài thuốc: Bổ thận minh mục hoàn: Thanh diêm 4g, đương quy 8g, thục địa hoàng 8g, tri mẫu 8g, tật lê 8g, tri mẫu 8g, thạch xương bồ 8g, cúc hoa 8g, hoàng bá 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, viễn chí 8g, ba kích 8g, ngũ vị tử 8g, bạch thược dược 8g, tang phiêu tiêu 8g, sung úy tử 8g, thỏ ty tử 8g, nhục thung dung 8g, câu kỷ tử 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, thạch quyết minh 8g.
Cách dùng: Viễn chí bỏ lõi chế, nhục dung tửu tẩy, ba kích bỏ lõi tẩm thanh diêm; tất cá các vị (trừ thục địa hoàng) tán mịn tinh; mật và thục địa luyện tinh trộn với bột hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20g.
Tiểu nhi tước mục (trẻ em cam tích tước mục)
- Triệu chứng: Trẻ em người gày bụng ỏng đít beo, mắt kèm nhèm, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng. Trẻ em ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật đi lại không chuẩn xác hay vấp ngã, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường.
- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thoái nhiệt, minh mục.
- Bài thuốc: Ngũ đởm hoàn: Hùng đởm 1 cái, thanh dương đởm 1 cái, thanh ngư đởm 1 cái, ngưu hoàng đởm 2 cái, lý ngư đởm 2 cái, thạch quyết minh 2 lạng, dạ minh sa 1 lạng, xạ hương nửa lạng.
Thạch quyết minh, dạ minh sa, xạ hương các vị tán mịn tinh, ngũ trấp đởm hoàn viên.
Cách dùng: Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15 gam với nước chè xanh.
Trẻ nhỏ tùy tuổi mà cho liều thích hợp
Bữa ăn cho trẻ ăn kèm với gan dê.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317