Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh
Hen phế quản có thể do phong hàn (nhiễm gió lạnh), phong nhiệt (nhiễm nóng, nhiễm khuẩn, viêm,... )do phong thấp (độ ẩm không khí cao; do chức năng tạng phế rối loạn: Phế khí chủ túc giáng) hay do chức năng tạng thận suy, (thận chủ nạp khí). Các nguyên nhân trên gây rối loạn, suy giảm các chức năng tạng phủ, vệ khí hư - tà khí xâm phạm. Đối với chức năng phế gây phế khí chủ túc giáng rối loạn dẫn tới phế khí nghịch sinh ra cơn hen. Ảnh hưởng chức năng tạng thận: vì thận là cơ quan chủ nạp khí nên khi rối loạn chức năng sẽ dẫn tới phế khí nghịch sinh ra cơn hen.
Lá hen
Ở thể thực chứng (cấp tính) với những cơn khó thở dữ dội, việc dùng thuốc tân dược cần được ưu tiên, chiếm ưu thế, trị trực tiếp vào phế: bình suyễn (giãn khí quản), hóa đàm (long đờm, chuyển hóa đờm), chỉ ho. Tuy nhiên ở thể hư chứng (mạn tính) lại cần ưu tiên dùng thuốc đông dược. Cần xác định cơ địa bệnh nhân (hàn - nhiệt) từ đó đưa ra phương pháp điều chỉnh cơ địa. Đối với thể hàn cần dùng thuốc bổ thận dương (bổ hỏa), bình suyễn, hóa đàm chỉ ho. Với thể nhiệt cần bổ thận âm (bổ thủy), bình suyễn, hóa đàm chỉ ho. Như vậy dùng thuốc tân dược hay đông dược đều hướng đến giải quyết hiện tượng co thắt khí quản (phế khí nghịch) bằng các thuốc có tác dụng giãn phế quản, giảm ho, long đờm. Tuy nhiên đối với Đông y việc dùng thuốc nhằm điều hòa cơ địa để hạn chế tái phát, hạn chế cường độ bệnh (trị bệnh ở giai đoạn ổn định) là điều được đặc biệt quan tâm. Cơ địa hàn: người lạnh, sợ lạnh, tuần hoàn suy giảm; Thể hàn, dễ nhiễm lạnh nên dễ tái phát, tăng cường độ bệnh. Trường hợp này điều chỉnh bằng cách tăng tuần hoàn (tăng lưu lượng tim, giãn mạch máu). Cơ địa nhiệt: người nóng, sợ nóng, thể trạng gầy mòn, chuyển hóa cơ sở tăng. Điều chỉnh bằng cách giảm tuần hoàn, giảm chuyển hóa cơ sở.
Tác dụng và hiệu lực của thảo dược trị hen phế quản
Trong nhóm dược liệu dùng làm thuốc trị hen phế quản có hai dược liệu là Lá hen và Cốt khí củ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu đời, ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra các chất có trong thành phần và chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp long đờm, giãn phế quản đặc biệt trong Lá hen chứa hoạt chất α- và β-amyrin có tác dụng ức chế quá trình tạo chất trung gian Leukotriene – là chất gây co thắt phế quản và các phản ứng tiền viêm ở người bị hen, hoặc tắc nghẽn phế quản mạn tính (COPD). Được kiểm chứng qua nhiều năm sử dụng, thuốc có tác dụng: bình suyễn, (dùng lá hen, cốt khí củ, lãnh háo hoàn, tô tử giáng khí thang)… Đã được khẳng định bằng kết quả nghiên cứu hiện đại có tác dụng gây giãn phế quản mạnh, nhiều thuốc được phân lập từ thảo dược có chứa hoạt chất ephedrine.
Tóm lại, cần kết hợp Đông y với tây y trong điều trị bệnh hen phế quản theo phương pháp giai đoạn cơn hen cấp dùng tân dược. Giai đoạn ổn định (thể mạn tính): dùng đông dược để điều chỉnh cơ địa người bệnh (điều hòa thủy hỏa) hạn chế tái phát, giảm cường độ bệnh, có tác dụng điều trị tận gốc bệnh hen phế quản.
BS. Bùi Văn Hiền
eva flight
vé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
hãng korean airlines
phòng vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich