Lạnh tay chân là một chứng bệnh gặp ở nhiều người, chủ yếu là phụ nữ.
Và vào mùa lạnh, tình trạng lạnh tay chân
có thể nặng hơn khiến chị em dễ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và tạo
không ít bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, một số bài thuốc thảo mộc
từ gừng tươi, ngải cứu, quế... dùng để ngâm chân sẽ giúp cải thiện, làm
ấm lòng bàn chân, bàn tay và cơ thể.
Gừng tươi
Trong đông y, gừng là
vị thuốc mang tính ấm, có tác dụng trừ hàn, giải cảm và rất hiếm tác
dụng phụ. Theo y học hiện đại gừng có tác dụng kích thích mao mạch, cải
thiện lưu thông máu và trao đổi chất. Người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh
chân tay có thể ngâm chân với gừng tươi.
Cách làm
Dùng khoảng 20-30gam
gừng tươi, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh
làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ
toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 400C là ngâm được.
Không nên ngâm ngập
mắt cá chân sẽ không tốt, thậm chí có thể khiến cho bệnh còn nặng hơn.
Nếu bạn đều đặn ngâm chân với gừng sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng lạnh
tay chân.
Ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc mang tính ấm, vị đắng không có độc tính. Nó có tác dụng hồi dương khí, giải hàn, giảm tình trạng tay chân lạnh. Dùng ngải cứu ngâm chân có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.
Cách dùng
Dùng khoảng 30-50gam
ngải cứu tươi, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút,
sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lã cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì
ngâm hai chân. Chú ý cũng không được ngâm quá mắt cá chân.
Vỏ quế và hoa tiêu
Vỏ quế và hoa tiêu
đều là loại hương liệu rất dễ mua, dùng quế và hoa tiêu ngâm chân có tác
dụng rất tốt trị chứng phù thũng. Phù thũng có liên quan đến chức năng
bài tiết của thận.
Ban đầu các triệu
chứng thường xuất hiện ở một số bộ phận như mí mắt, khuôn mặt hay mắt cá
chân. Biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dạy, dùng ngón tay
ấn vào những chỗ đó có thể để lại vết trũng.
Cách làm
Nếu thấy những triệu
chứng trên bạn có thể dùng 15gam vỏ quế và hoa tiêu cho vào nồi đổ nước,
đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lã
cho nhiệt độ khoảng 400C là được.
Chú ý cũng không được
ngâm quá mắt cá chân. Nếu kiên trì ngâm hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả
rõ rệt. Ngoài ra trong trường hợp này bạn cũng có thể ngâm chân bằng
nước gừng vì có thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
Những chú ý an toàn khi ngâm chân bằng thảo dược
Thứ nhất, không ngâm
chân quá 30 phút. Khi ngâm chân máu sẽ lưu thông tới chi, não sẽ không
đủ máu. Những người bị bệnh tim người già nếu cảm thấy tức ngực, chóng
mặt, nên tạm thời dừng ngâm và nghỉ ngơi. Bệnh nhân tiểu đường, khả năng
cảm giác ngoại vi kém, nên nhờ người nhà kiểm tra độ nóng của nước ngâm
tránh bị bỏng.
Thứ hai, sau khi ăn
không được ngâm chân ngay. Sau khi ăn cơm lượng máu trong cơ thể sẽ tập
trung cho việc tiêu hóa, nếu ngâm chân ngay vào nước nóng thì máu lại
dồn xuống chi, về lâu dài sẽ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp
thụ chất và dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do vậy, sau khi ăn cơm 1h
mới được ngâm chân.
Thứ ba, theo đông y
nên dùng chậu gỗ để ngâm chân là tốt nhất. Chậu đồng hay một số chậu
bằng kim loại khác có các thành phần hóa học, dễ phản ứng với các chất
trong thuốc ngâm, sinh ra nhưng chất độc hại, do đó vừa không tốt cho cơ
thể vừa giảm đáng kể tác dụng của thuốc.
Thứ tư, trẻ em
không nên sử dụng nước quá nóng và ngâm trong thời gian dài, bởi vì chân
của trẻ em mới hình thành còn non, cần phải chú ý bảo vệ, nếu thường
xuyên dùng nước quá nóng sẽ làm dây chằng ở gan bàn chân bị nhão.
Theo Phi Uyển - Một thế giới
Trả lờiXóahãng eva airline
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
giá vé korean airlines
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich