Theo PGS.TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, thủy đậu hay còn gọi là Thủy hoa, là một bệnh thời khí lưu hành, chứng trạng chủ yếu là phỏng nốt dạ (thủy đậu).
Bệnh thường lưu hành cuối Đông sang Xuân, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của trẻ em, bệnh tương đối nhẹ hơn sởi. Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi mắc nhiều hơn, trẻ em dưới 6 tháng và trên 10 tuổi mắc ít, nếu đã phát bệnh 1 lần thì phần nhiều là không phát lại nữa, tiên lượng tốt.
Thời kỳ khởi phát bệnh giống như cảm mạo: phát sốt, đau đầu, ho hen, hắt hơi, buồn phiền, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc sác. Phát sốt một vài ngày thì ở đầu, mặt và chân tóc xuất hiện nốt phỏng đỏ lớn nhỏ bằng hạt gạo, sờ vào vướng tay. Tiếp đó, mình mẩy chân tay cũng lần lượt xuất hiện nốt (tay chân ít nốt hơn).
Hành tăm (ảnh KT)
Sau khi mọc, ở chính giữa nốt có một bóng nước nhỏ gọi là bào chẩn. Bào chẩn rất chóng lớn, nốt to bằng hạt đậu đỏ, nốt nhỏ bằng hạt gạo, lớn nhỏ không đều, hình bầu dục, bên trong chứa một chất nước trong không mưng mủ, có vành đỏ xunh quanh chân bao chẩn, xuất hiện sau 3-4 ngày lập tức khô dần và kết thành vẩy bong ra.
Đặc điểm của thủy đậu là nốt phỏng mọc không có thứ tự trước sau, không theo quy luật nốt này nốt kia bay do đó trên da thấy có 3 loại nốt gương nước và nốt đóng vẩy (đậu mùa cùng mọc một lúc), khi đóng vẩy trên mặt da cảm thấy ngứa, rất dễ bị bội nhiễm nếu gãy xước da.
Cách điều trị:
Thời kỳ đầu khởi phát dùng bài thuốc sau đây để giải phong nhiệt:
Hành tăm cả rễ 2 củ
Liên kiều 8g
Đạm đậu sị 4g
Sơn chi 6g
Cát cánh 4g
Trúc diệp 8g
Bạc hà 2g
Cam thảo 2g
Khi nốt phỏng rạ mọc rồi, cần trừ thấp giải độc, dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Đại liên kiều ẩm
Liên kiều 8g Hoàng cầm 6g
Ngưu bàng 8g Chi tử 6g
Phòng phong 4g Hoạt thạch 12
Kinh giới 4g Mộc thông 6g
Sài hồ 4g Xa tiền 12g
Thiềm y 4g Xích thược 6g
Quy vĩ 4g Cam thảo 4g
Nước 2 bát, sắc còn ½ bát, uống 2 lần
Bài 2: Lạp mai giải độc thang
Lạp mai hoa 12g Ngân hoa 12g
Xích thược 6g Liên kiều 6g
Hoàng liên 4g Cam cúc 8g
Ý dĩ 12g Xa tiền thảo 6g
Ngưu bàng 8g Phòng phong 4g
Cam thảo 4g
Nước 2 bát, sắc còn ½ bát, uống 2 lần
Cách làm như sau: phèn chua tán nhỏ cho vào kén tằm rồi đem đặt lên than mà nung, đợi phèn chua chảy ra nước hết rồi sau đó đem tán nhỏ ra mới dùng được.
Dự phòng chăm sóc:
PGS TS Vũ Nam khuyên rằng: Bệnh thủy đậu là chứng bệnh nhẹ, song cần chú ý chăm sóc, cách ly trẻ bị bệnh để tránh lây sang trẻ khác.
Thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm, tôm, cua.
Cần nằm nghỉ, tránh gió lạnh, không lấy tay gãi.
Theo VOV
đặt vé eva airline
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
korean air ho chi minh
đặt vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich