Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Đông y trị bệnh đái tháo đường

Theo y học cổ truyền bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “tiêu khát”. Tiêu khát là bệnh có đặc điểm uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều hoặc người gày do nhiệt đốt âm của ba tạng phế, vị, thận và chuyển vận của thủy cốc bị bất thường.
"Uống nhiều là bệnh ở thượng tiêu, ăn nhiều mau đói là bệnh ở trung tiêu, miệng khát đái dính như cao là bệnh ở hạ tiêu” Tuệ Tĩnh cho tiêu khát là “chứng trên thì muốn uống nước dưới thì ngày đêm đi đái rất nhiều…” Bệnh ở thượng tiêu là phổi, uống nhiều ăn ít, đại tiểu tiện như thường, đó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát; bệnh ở trung tiêu là dạ dày ăn nhiều uống nhiều mà tiểu tiện vàng đỏ đó là dạ dày huyết nhiệt đồ ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước khô ráo mà sinh ra khát, bệnh ở hạ tiêu là thận, tiểu tiện đặc như cao, uống nhiều nước vành tai đen sạm, tiểu tiện đi luôn “Nguyên nhân thường do tình chí không thoải mái, suy nghĩ quá độ, ăn uống không điều độ, nhiều chất cay béo, làm quá độ nghỉ ngơi không đủ. H
 
ải Thượng Lãn Ông cho là phần nhiều do hỏa làm tiêu hao chân âm là chất dịch bị khô kiệt sinh ra”. Tình chí không thoải mái, suy nghĩ quá độ làm khí uất, lâu sẽ hóa nhiệt, nhiệt làm tổn thương âm của vị của phế làm cho vị nhiệt, phế táo, làm chức năng trị tiết của phế bị rối loạn, không phân bố được tinh vị của thức ăn đi toàn thân mà đi thẳng xuống bàng quang, làm cho miệng khát, đái nhiều, nước đái ngọt.
Chứng tiêu khát tuy chia làm thượng tiêu (phế) trung tiêu (vị) hạ tiêu (thận) ba loại song gốc là một, đó là âm hư. Âm hư gây dương cang. Trong 3 tạng, âm hư ở thận là chủ yếu. Y học cổ truyền chia tiêu khát thành các thể bệnh khác nhau, ứng với mỗi thể bệnh có bài thuốc điều trị riêng như sau:
Đông y trị bệnh đái tháo đường 1
 Sa sâm vị thuốc điều trị bệnh.
Thể phế tạo vị nhiệt (Bệnh ở thượng tiêu và trung tiêu)
- Chứng trạng:
Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.
- Phép điều trị:
Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt.
- Bài thuốc:
- Sinh thạch cao 60g (sắc trước), tri mẫu 15g, cam thảo 6g, đẳng sâm 15g, sa sâm 15g, mạch đông 12g, sinh địa 30g, ngọc trúc 15g, thiên hoa phấn 15g.
- Chứng trạng:
Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.
- Phép điều trị:
Tư dưỡng thận âm.
- Bài thuốc
- Sinh địa 15g, thục địa 15g, hoài sơn dược 30g, sơn thù du 15g, phục linh 12g, đan bì 9g, trạch tả 12g, cẩu kỷ tử 12g, nữ trinh tử 12g, đồng tật lê 12g, bạch thược 12g.
Thể âm dương đều hư (thể nặng)
- Chứng trạng:
 Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét, sợ lạnh, lưỡi nhát rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
- Phép điều trị:
Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.
- Bài thuốc
- Thục địa 30g, sơn dược 30g, sơn thù du 15g, phục linh 15g, đan bì 9g, trạch tả 9g, nhục quế 3g, phục tử 6g (sắc trước).
Thể ứ huyết (biến chứng)
- Chứng trạng:
Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.
- Phép điều trị:
Hoạt huyết hóa ứ.
- Bài thuốc
- Ngũ linh chi 15g, đương quy 12g, xuyên khung 9g, đào nhân 9g, đan bì 9g, xích thược 9g, diên hồ sách 9g, ô dược 6g, hồng hoa 9g, chỉ xác 9g.
Ngoài ra, không phân biệt thể bệnh, có thể dùng chung một bài thuốc cho tất cả các thể bệnh của bệnh tiêu khát.
- Sinh hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch thược 10g, sơn thù 12g, ngưu tất 10g, bán hạ 10g, hoàng cầm sao rượu 3g, phục linh 10g, trạch tả 10g, mộc qua 10g, sinh khương 8g, chích thảo 6g.
Các bài thuốc trên cho 1 lít nước sắc chắt lấy 0,3 lít nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.
LY. Vũ Quốc Trung

1 nhận xét: