Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Ớt cảnh chữa tê thấp

Ớt cảnh là loại ớt quả tròn, màu đỏ tươi như quả anh đào, có tên khoa học: Capsicum anuun l. var cevasiforme Mih, thuộc họ cà Solannceac.
Người ta đã phân tích trong thịt ớt (loại ớt ta) cũng thấy chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C, chất dầu nhựa capsicin (là loại gây đỏ và nóng da) chiếm 25%. Còn vị cay của ớt do một loại alkaloid có tên là capsicin nằm trong thành giá noãn và biểu bì của hạt. Theo tính toán, cứ 1kg ớt chứa tới 1,2g alkaloid cay. Ngoài ra trong ớt còn chứa nhiều vitamin B1, vitamin B2. Ớt được dùng để chế cary, làm gia vị trong các bữa ăn. Trong Đông y còn dùng ớt để làm thuốc nhờ có tính ôn, vị cay nóng, do vậy đã chữa trị nhiều bệnh, cụ thể là những phương thuốc sau:
Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt 15 quả, đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả giã nhỏ, ngâm với cồn tỷ lệ 1/2. Dùng nước để xoa bóp lưng, khớp đau.
Chữa đau tê thấp, đau thần kinh, đau do trĩ: Lấy ớt giã nhỏ rồi xát nhẹ bên ngoài nơi đau.
Chữa mụn nhọt: Lá ớt tươi 50g, lá tứ vị 50g, lá táo 50g. Tất cả rửa sạch, để ráo nước, giã nát với chút muối ăn, sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ tiêu tan.
Hoặc: lấy lá ớt tươi giã nát với cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi, rồi đắp lên đầu đinh nhọt bọc cũng nhanh khỏi.
Chữa rắn, rết cắn: Lấy 1 nắm lá ớt rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào vết rắn cắn đến khi hết đau nhức thì bỏ ra. Ngày làm 1 lần như vậy đến khi hết đau thì thôi.
Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt 10g, rễ chanh 10g, rễ hoàng lực 10g. Tất cả sao vàng rồi sắc cùng 200ml nước, còn lại 50ml chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu chảy: Uống từ 1 - 3g hạt ớt mỗi ngày sẽ cầm nôn và ngưng tiêu chảy.
Ngoài ra người ta còn khuyên nên ăn chút ít ớt kèm theo các món ăn hàng ngày sẽ có tác dụng chữa trị đau lưng, đau khớp, phong thấp, sát khuẩn, chữa lị, kích dục, khu phong trừ thấp, kích thích tiêu hóa, trị tiêu chảy...
BS. Hoàng Xuân Đại

1 nhận xét: